Mẫu cam kết không nhận tài sản thừa kế mới năm 2023

18/04/2023
Mẫu cam kết không nhận tài sản thừa kế mới năm 2023
490
Views

Mẫu giấy cam kết không nhận hay không tranh chấp phần di sản thừa kế là loại văn bản được sử dụng đến khi tiến hành phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Theo quy định, những người nhận thừa kế sẽ tiến hành mở thừa kế theo pháp luật và sẽ thực hiện lập mẫu cam kết. Chi tiết quy định về việc từ chối nhận di sản thừa kế hiện nay ra sao và cách soạn thảo mẫu cam kết không nhận tài sản thừa kế như thế nào? Bạn đọc hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015

Thời điểm nào được từ chối di sản thừa kế?

Trước đây theo quy định tại Điều 642 Bộ luật Dân sự 2005 có quy định thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.

Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015, quy định về từ chối nhận di sản:

Từ chối nhận di sản

1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Như vậy, việc từ chối nhận di sản chỉ cần thực hiện trước thời điểm phân chia di sản. Nếu như việc từ chối nhận di sản thừa kế nhằm mục đích trốn tránh nghĩa thực hiện nghĩa vụ tài sản thì dù có tiến hành từ chối nhận di sản thừa kế trước khi phân chia di sản thì vẫn vi phạm quy định pháp luật.

Ngoài ra, việc từ chối nhận di sản thừa kế phải bắt buộc được lập thành văn bản và gửi đến các đồng thừa kế, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản.

Quyền từ chối nhận di sản thừa kế được quy định như thế nào?

Tại Điều 610 Bộ luật Dân sự 2015 đã khẳng định mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Mẫu cam kết không nhận tài sản thừa kế mới năm 2023
Mẫu cam kết không nhận tài sản thừa kế mới năm 2023

Đồng thời, theo quy định tại Điều 642 Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

Do vậy, cá nhân có thể từ chối không nhận di sản mà người khác để lại. Tuy nhiên, nếu vì trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ tài sản như: nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ cấp dưỡng … thì không được phép từ chối.

Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

Văn bản từ chối di sản thừa kế phải được công chứng?

Theo quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015, việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

Trước đây, Điều 642 Bộ luật Dân sự 2005 quy định khi một người muốn từ chối di sản thì phải lập thành văn bản và báo cho cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc không nhận di sản.

Tuy nhiên, đến Bộ luật Dân sự 2015 thì quy định về việc công chứng, chứng thực văn bản từ chối không nhận di sản thừa kế đã được bãi bỏ. Theo đó, người từ chối không còn bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực mà chỉ phải lập thành văn bản.

Căn cứ theo Điều 59 Luật Công chứng 2014 cũng quy định, người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản.

Như vậy, đối với văn bản từ chối nhận thừa kế, một cá nhân bắt buộc phải lập thành văn bản nhưng có thể công chứng hoặc chứng thực nếu có yêu cầu. Còn luật định thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

Mẫu cam kết không nhận tài sản thừa kế

Hướng dẫn soạn thảo Mẫu cam kết không nhận tài sản thừa kế

– Đầu tiên, về phần Quốc hiệu và tiêu ngữ: Đây là nội dung bắt buộc phải có trong các mẫu đơn xin cấp giấy xác nhận đất đai, tiêu ngữ và Quốc hiệu sẽ được ghi ở phần đầu và giữa trang của đơn.

– Về thông tin cá nhân của người làm đơn: ghi rõ đầy đủ thông tin họ và tên của người làm cam kết; ngày tháng năm sinh; số thẻ căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp; thông tin nơi cư trú của người làm cam kết

– Về thông tin của phần tài sản từ chối:

+ Thông tin cụ thể của phần di sản được hưởng: gồm diện tích thửa đất; vị trí thửa đất được cấp theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nào; địa chỉ thửa đất ở đâu; loại đất nào; nguồn gốc của thửa đất;…

– Trình bày lý do đảm bảo cam kết không tranh chấp phần di sản thừa kế

Mời bạn xem thêm:

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ thừa kế nhà đất Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu cam kết không nhận tài sản thừa kế mới năm 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan như tư vấn pháp lý về thủ tục ly hôn khác tỉnh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp:

Thẩm quyền công chứng văn bản từ chối di sản thừa kế thuộc về cơ quan nào?

Theo quy định, việc công chứng văn bản từ chối nhận di sản có thể được thực hiện tại bất kỳ phòng công chứng, văn phòng công chứng nào.

Thẩm quyền chứng thực văn bản từ chối nhận di sản như thế nào?

Theo điểm g khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, UBND xã/phường/thị trấn có trách nhiệm chứng thực văn bản từ chối nhận di sản.
Đồng thời khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP cũng quy định việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

Cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì để từ chối di sản thừa kế?

Người từ chối nhận di sản thừa kế chuẩn bị các giấy tờ sau đây:
– Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế có cam kết việc từ chối nhận di sản thừa kế không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản (dự thảo).
– Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân (bản sao có chứng thực).
– Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực).
– Di chúc (bản sao có chứng thực) trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế trong trường hợp thừa kế theo pháp luật.
– Giấy chứng tử của người để lại di sản (bản sao chứng thực).
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng (bản sao có chứng thực) hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản (bản sao có chứng thực).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.