Mẫu bản án hành chính sơ thẩm năm 2022

26/05/2022
610
Views

Xin chào Luât sư 247, qua tìm hiểu thì tôi bản án sơ thẩm là bản án của Tòa án xét xử sơ thẩm. Bản án sơ thẩm có thể bị kháng cáo hoặc kháng nghị trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Vậy bản án hành chính sơ thẩm là gì? Mẫu bản án hành chính sơ thẩm viết như thế nào? Xin được tư vấn.

Chào bạn, bản án hành chính là bản án trong vụ viêc hành chính. Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vậy mẫu bản án hành chính sơ thẩm là gì? Viết như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật tố tụng hành chính 2015

Khái quát về bản án

Bản án là sản phẩm thể hiện kết quả toàn bộ hoạt động tố tụng của Tòa án kể từ khi thụ lý vụ án cho đến khi tuyên án.

Soạn thảo bản án là công việc thường xuyên của Thẩm phán; chất lượng bản án phụ thuộc vào trình độ, trách nhiệm, bản lĩnh và kỹ năng nghiệp vụ của Thẩm phán và Hội đồng xét xử.

Hiện nay chưa có văn bản chính thức nào đưa ra khái niệm về bản án là gì? để từ đó xác định tính chất và đặc điểm của bản án. Song khi nghiên cứu về hình thức, nội dung và giá trị pháp lý của bản án trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng, ông Lê Văn Minh, Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đã đưa ra khái niệm:

Bản án là văn bản tố tụng của Tòa án thể hiện các thông tin về nội dung vụ án, pháp luật áp dụng, kết luận và quyết định của Tòa án về các vấn đề cần giải quyết trong một vụ án cụ thể và phải được thi hành nghiêm chỉnh khi có hiệu lực theo quy định của pháp luật”.

Đặc điểm của bản án?

Thứ nhất:  Bản án là loại văn bản đặc trưng riêng và quan trọng nhất thể hiện thẩm quyền xét xử của Tòa án. Chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền ban hành văn bản này theo trình tự tố tụng chặt chẽ được quy định trong pháp luật tố tụng.

Thứ hai: Bản án là văn bản chính thức của Nhà nước trong quan hệ với cá nhân, cơ quan và tổ chức.

Thứ ba: Bản án là một trong các văn bản tố tụng tư pháp với hình thức và bố cục được lập theo mẫu thống nhất theo quy định của các luật tố tụng và nghị quyết của Hội đồng Thẩm pháp Tòa án nhân dân Tối cao.

Thứ tư: Bản án một mặt vừa phải thể hiện các chứng cứ, tình tiết của vụ án và ý kiến của những người tham gia tố tụng, mặt khác cũng phải thể hiện quan điểm, kết luận của Tòa án về nội dung vụ án, về pháp luật áp dụng, đường lối xử lí, quyết định của Tòa án đối với các vấn đề cần giải quyết trong vụ án.

Thứ năm: Bản án của Tòa án khi có hiệu lực pháp luật có giá trị thi hành, quyết định được tuyến trong bản án có tính chất mệnh lệnh của Nhà nước mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan buộc phải quân theo.

Bản án hành chính sơ thẩm

Mẫu bản án hành chính sơ thẩm theo quy định hiện nay
Mẫu bản án hành chính sơ thẩm theo quy định hiện nay

Bản án sơ thẩm: là bản án của Tòa án xét xử sơ thẩm. Bản án sơ thẩm có thể bị kháng cáo hoặc kháng nghị trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Bản án sở thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay và chỉ có hiệu lực pháp luật nếu không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án hành chính: Là bản án trong vụ viêc hành chính. Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bản án hành chính sơ thẩm có hiệu lực khi:

Với bản án hành chính theo Luật tố tụng Hành chính 2015.

  • Cấp sơ thẩm: Bản án hoặc phần của bản án của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. (Khoản 2 Điều 215 LTTHC 2015)

+ Trong đó, thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết. Đối với trường hợp đương sự đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo kể từ ngày tuyên án. (Khoản 1 Điều 206 LTTHC 2015)

Mẫu bản án hành chính sơ thẩm

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Hướng dẫn viết bản án hành chính sơ thẩm theo quy định hiện nay

(1) Ghi tên Tòa án ra bản án. Nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hoá).

(2) Ô thứ nhất ghi số bản án, ô thứ hai ghi năm ra bản án (ví dụ: Số: 98/2017/HC-ST).

(3) Ghi ngày, tháng, năm tuyên án không phân biệt vụ án được xét xử sơ thẩm và kết thúc trong một ngày hay được xét xử sơ thẩm trong nhiều ngày.

(4) Ghi trích yếu vụ án (ví dụ: về khiếu kiện quyết định thu hồi đất).

(5) Ghi như hướng dẫn tại điểm (1).

(6) Nếu Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm ba người, thì chỉ ghi họ tên của Thẩm phán – Chủ toạ phiên tòa, bỏ dòng “Thẩm phán…”, đối với Hội thẩm nhân dân chỉ ghi họ tên của hai Hội thẩm nhân dân; nếu Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm năm người, thì ghi họ tên của Thẩm phán – Chủ toạ phiên tòa, họ tên của Thẩm phán, họ tên của cả ba Hội thẩm nhân dân. Cần chú ý là không ghi chức vụ của Thẩm phán; chức vụ, nghề nghiệp của Hội thẩm nhân dân.

(7) Ghi họ tên của Thư ký phiên tòa và ghi rõ là Thư ký Tòa án hoặc Thẩm tra viên của Tòa án nào như hướng dẫn tại điểm (1).

(8) Ghi tương tự hướng dẫn tại điểm (1) nhưng thay các chữ “Tòa án nhân dân” bằng “Viện kiểm sát nhân dân”.

(9) Trường hợp vụ án được xét xử và kết thúc trong một ngày thì bỏ hai chữ “Trong các” (ví dụ: Ngày 17 tháng 8 năm 2017 tại…). Trường hợp vụ án được xét xử trong hai ngày trở lên, nếu số ngày là 02 ngày thì có thể ghi đủ số ngày (ví dụ: Trong các ngày 05 và 06 tháng 12…); nếu số ngày từ 03 ngày trở lên thì ghi từ ngày đến ngày (ví dụ: Trong các ngày từ ngày 05 đến ngày 07 tháng 12 năm …); nếu khác tháng mà xét xử liên tục thì ghi từ ngày … tháng … đến ngày … tháng … (ví dụ: Trong các ngày từ ngày 28 tháng 11 đến ngày 02 tháng 12 năm …), nếu không xét xử liên tục thì ghi các ngày của từng tháng (ví dụ: Trong các ngày 30, 31 tháng 3 và các ngày 04, 05 tháng 4 năm …).

(10) Nếu xét xử kín thì thay cụm từ “công khai” bằng từ “kín”.

(11) Ô thứ nhất ghi số thụ lý, ô thứ hai ghi năm thụ lý (ví dụ: số 19/2017/TLST-HC).

(12) Ghi như hướng dẫn tại điểm (4).

(13) Người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên cần ghi thêm ngày, tháng, năm sinh). Người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.

(14) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của người khởi kiện và ghi họ tên, địa chỉ cư trú; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo uỷ quyền của người khởi kiện; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với người khởi kiện; nếu là người đại diện theo uỷ quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản uỷ quyền ngày… tháng… năm…”.

Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A trú tại… là người đại diện theo pháp luật của người khởi kiện (Giám đốc Công ty TNHH Thanh Nhung).

Ví dụ 2: Bà Lê Thị B trú tại… là người đại diện theo uỷ quyền của người khởi kiện (Văn bản uỷ quyền ngày… tháng… năm…).

(15) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện; ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư thuộc Đoàn luật sư nào); nếu có nhiều người khởi kiện thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện nào.

(16) Nếu người bị kiện là người có thẩm quyền thì ghi chức danh của người bị kiện (ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh A); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó.

(17) và (20) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (14).

(18) và (21) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (15).

(19) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (13).

(22) Ghi họ tên, địa chỉ cư trú của người đó (nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên ghi ngày, tháng, năm sinh và họ tên người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên).

(23) Ghi họ tên, chức danh, địa chỉ nơi làm việc (nếu không có nơi làm việc thì ghi địa chỉ cư trú).

(24) Ghi họ tên, địa chỉ nơi làm việc (nếu không có nơi làm việc thì ghi địa chỉ cư trú).

(25) Trong phần này ghi rõ các yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện; đề nghị, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; ghi ngắn gọn, đầy đủ các tài liệu, chứng cứ, tình tiết của vụ án, trong đó ghi rõ ý kiến của Viện kiểm sát về các tình tiết, những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh trong bản án, các tình tiết mà các bên đã thống nhất, đối với các tình tiết của vụ án mà các bên không thống nhất thì phải ghi rõ lý lẽ, lập luận của từng bên.

(26) Ghi nhận định của Tòa án về những vấn đề cần phải giải quyết trong vụ án (về áp dụng pháp luật tố tụng và áp dụng pháp luật nội dung). Tòa án phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, ý kiến của đại diện Viện kiểm sát (nếu có) để phân tích, đánh giá, nhận định đầy đủ, khách quan về những tài liệu, chứng cứ, tình tiết của vụ án, những căn cứ pháp luật, án lệ (nếu có) để chấp nhận hoặc không chấp nhận từng yêu cầu, đề nghị cụ thể của đương sự; của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Trong phần này, các đoạn văn được đánh số thứ tự trong dấu [ ].

(27) Tùy từng trường hợp mà ghi rõ các căn cứ pháp luật để ra quyết định.

(28) Quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, về án phí, chi phí tố tụng (nếu có) và quyền kháng cáo đối với bản án; trường hợp có quyết định phải thi hành ngay thì phải ghi rõ quyết định đó.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Mẫu bản án hành chính sơ thẩm theo quy định hiện nay “. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty cổ phần; dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân; hợp thức hóa lãnh sự; thành lập công ty Hà Nội…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Bản án là loại văn bản gì?

Bản án là văn bản tố tụng pháp lý của Nhà nước- đây chính là tính chất điển hình của bản án để phân biệt với các loại văn bản khác của Nhà nước như văn bản pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính,… hay các văn bản khác của cá nhân, tổ chức khác như báo chí, các tác phẩm văn học nghệ thuật,..

Khi nộp chứng cứ cho một vụ án hành chính thì có cần phải nộp cùng lúc tất cả bằng chứng không?

Việc nộp các tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là bắt buộc tuy nhiên không đòi hỏi đương sự phải nộp ngay toàn  bộ các tài liệu, chứng cứ mà có thể xuất trình chứng cứ trong suốt quá trình giải quyết vụ án. Trong trường hợp người khởi kiện không nộp được bất cứ tài liệu, chứng cứ nào theo quy định tại Điều 78 Luật TTHC kèm theo Đơn khởi kiện thì việc khởi kiện là chưa đủ điều kiện khởi kiện và áp dụng điểm c, khoản 1, Điều 123 Luật TTHC để trả lại đơn khởi kiện do “Thiếu một trong các điều kiện”.

Thời hạn kháng nghị đối với bản án hành chính sơ thẩm?

Thời hạn kháng nghị đối với bản án hình chính sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày tuyên án. (Khoản 1 Điều 213 LTTHC)

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.