Bảo hiểm y tế là một trong những loại bảo hiểm mà công dân Việt Nam bắt buộc phải tham gia. Pháp luật về bảo hiểm có quy định cụ thể những đối tượng nào phải tham gia. Khi tham gia bảo hiểm, người dân được hưởng nhiều quyền lợi, trong đó có quyền lợi là được hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh với một tỷ lệ nhất định theo quy định pháp luật. Hiện nay có nhiều người bị mất thẻ bảo hiểm y tế nhưng không biết làm lại ở đâu. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thông tin về mất thẻ bảo hiểm y tế làm lại ở đâu nhé!
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 104/2022/NĐ-CP
Điều kiện thực hiện thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
Theo quy định pháp luật, khi mất, hỏng thẻ bảo hiểm y tế thì sẽ được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, để được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế thì người tham gia bảo hiểm y tế bị mất thẻ phải đáp ứng một số điều kiện luật định. Dưới đây là một số điều kiện để người tham gia bảo hiểm y tế bị mất thẻ mà được cấp lại:
- Thẻ BHYT được cấp lại trong trường hợp sau đây: Người tham gia BHYT bị mất thẻ BHYT, trường hợp thẻ BHYT bị lỗi do tổ chức BHYT hoặc cơ quan lập danh sách;
- Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia BHYT vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
Hồ sơ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
Như đã phân tích ở trên, người tham gia bảo hiểm y tế bị mất thẻ bảo hiểm y tế sẽ được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế khi đáp ứng những điều kiện trên. Sau khi đã đáp ứng được những điều kiện về cấp lại thẻ bảo hiểm y tế thì người bị mất thẻ phải chuẩn bị hồ sơ để nộp cho cơ quan bảo hiểm để được cấp lại thẻ trong thời gian sớm nhất.
Thành phần hồ sơ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế, bao gồm:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành;
- Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, đã được sửa đổi Nghị định 104/2022/NĐ-CP .
*Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Mất thẻ bảo hiểm y tế làm lại ở đâu?
Việc mất thẻ và làm thủ tục xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế đã mất thì phải thực hiện trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm. Trường hợp người bị mất thẻ bảo hiểm y tế không biết về thủ tục xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế đã bị mất thì có thể hỏi nhân viên để được hướng dẫn thủ tục này. Dưới đây là các bước thực hiện để xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế đã mất:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người bị mất thẻ BHYT cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ xin cấp lại thẻ BHYT theo quy định. Thành phần hồ sơ bao gồm:
(1) Đơn đề nghị cấp lại thẻ bảo hiểm y tế.
(2) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo Mẫu TK1-TS.
(3) Bảng kê thông tin (mẫu D01-TS) do người sử dụng lao động chuẩn bị.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp lại thẻ BHYT tại tổ chức BHXH
Sau khi chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như trên, người xin cấp thẻ BHYT thực hiện nộp hồ sơ tại một trong các địa điểm được quy định sau:
- Cơ quan, tổ chức BHXH cấp huyện nếu người tham gia thuộc đối tượng thuộc BHXH cấp huyện quản lý.
- Cơ quan, tổ chức BHXH cấp tỉnh nếu người tham gia thuộc đối tượng thuộc BHXH cấp tỉnh quản lý.
Bước 3: Nộp phí cấp lại thẻ BHYT
Theo khoản 4 điều 18 Luật BHYT 2014 người đề nghị cấp lại thẻ nộp lệ phí cấp lại thẻ theo mức lệ phí quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Bước 4: Giải quyết hồ sơ
Sau khi nộp hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của bộ hồ sơ. Nếu hồ sơ đủ điều kiện tổ chức BHYT sẽ tiến hành cấp lại thẻ BHYT cho người đề nghị xin cấp lại thẻ BHYT.
Thời hạn giải quyết hồ sơ là trong vòng 7 ngày làm việc kề từ thời điểm nhận được đơn đề nghị.
Trong thời gian chờ thẻ người bị mất thẻ BHYT vẫn được hưởng các quyền lợi BHYT bình thường.
Bước 5: Nhận lại thẻ BHYT mới
Người mất thẻ BHYT có thể lựa chọn đăng ký nhận lại thẻ BHYT bằng một trong 3 cách sau đây:
- Nhận qua đường bưu điện;
- Nhận trực tiếp tại đơn vị/ doanh nghiệp làm việc;
- Nhận trực tiếp tại tổ chức BHXH theo lịch hẹn;
Như vậy là người mất thẻ BHYT sẽ được nhận lại thẻ BHYT mới trong thời gian không quá 7 ngày làm việc, thông qua phương thức nộp hồ sơ trực tiếp tại tổ chức Bảo hiểm y tế như đã nêu trên.
Mẫu giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT
Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế sau khi đã hoàn thành thủ tục xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bị mất tại cơ quan bảo hiểm thì sẽ nhận được mẫu giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ bảo hiểm y tế từ cơ quan bảo hiểm. Mẫu giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bao gồm những nội dụng như mẫu dưới đây.
Hướng dẫn điền mẫu giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT
Như đã phân tích, người bị mất thẻ bảo hiểm y tế sau khi đã thực hiện đầy đủ thủ tục xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế thì sẽ nhận được mẫu giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT. Trong mẫu giấy này viên chức bộ phận tiếp nhận sẽ ghi rõ yêu cầu của người tham gia bảo hiểm y tế là những gì. Dưới đây là hướng dẫn và một số trường hợp lưu ý đối với việc điền mẫu giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT.
Hướng dẫn:
- Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả được lập thành 02 liên, một liên giao cho cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ, một liên chuyên cùng hồ sơ cho Bộ phận nghiệp vụ sau đó lưu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả được lập cho từng loại hồ sơ theo từng thủ tục hành chính (ví dụ: một đơn vị nộp 3 loại hồ sơ khác nhau thì sẽ có 3 giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả).
- Tại phần nội dung yêu cầu giải quyết: Ghi tóm tắt yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính.
Một số trường hợp cần lưu ý:
Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp lại, gộp, đổi, điều chỉnh thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế:
Viên chức Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả ghi đầy đủ nội dung mà cá nhân yêu cầu giải quyết; đồng thời ghi mã thẻ bảo hiểm y tế cũ để sử dụng Phiếu hẹn thay thế thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh;
- Trường hợp đơn vị yêu cầu cấp lại, gộp, đổi, điều chỉnh thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế: viên chức Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ kèm theo Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm y tế.
- Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế đề nghị cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm có thời gian tham gia bảo hiểm y tế ở nhiều nơi khác nhau ghi cụ thể tên đơn vị tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố nơi đã đóng bảo hiểm y tế.
Cá nhân đăng ký nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội, khi đến nhận kết quả là tiền giải quyết chế độ bảo hiểm y tế, viên chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả hướng dẫn cá nhân như sau:
- Người hưởng chế độ trực tiếp nhận:
Cung cấp giấy hẹn và thẻ Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân.
- Người khác nhận thay:
Nếu là thân nhân của người hưởng chế độ: cung cấp giấy hẹn, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân và một trong các giấy tờ chứng minh là thân nhân của người hưởng bảo hiểm y tế sau:
Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh hoặc Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Nếu là người giám hộ:
Cung cấp giấy hẹn, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân, giấy tờ chứng minh là giám hộ đương nhiên của người hưởng bảo hiểm y tế (bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh hoặc Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư).
Trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên theo quy định của pháp luật thì cung cấp giấy hẹn, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân, quyết định công nhận việc giám hộ của cấp có thẩm quyền.
Nếu không phải là thân nhân hoặc người giám hộ nêu trên:
Cung cấp giấy hẹn, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân, giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.
Khuyến nghị
Luật sư 247 tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Vấn đề Mất thẻ bảo hiểm y tế làm lại ở đâu? đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan như là phí sang tên sổ đỏ hết bao nhiêu vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?
- Sổ bảo hiểm xã hội được cấp mấy lần?
- Rút bảo hiểm xã hội cần giấy tờ gì?
Câu hỏi thường gặp
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện (theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung 2014).
Bảo hiểm y tế được tổ chức thực hiện, không vì mục đích lợi nhuận nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng, chia sẻ rủi ro bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính của mỗi người khi ốm đau, bệnh tật, tai nạn… thực hiện công bằng và nhân đạo trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được quỹ này chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh. Từ đó, giúp người bệnh giảm thiểu các chi phí chăm sóc sức khỏe hay các chi phí liên quan đến việc điều trị, phục hồi sức khoẻ khi gặp tai nạn, bệnh tật.
Theo khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế hiện hành, mức hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến dành cho người bệnh tham gia bảo hiểm y tế được quy định như sau:
– 100% chi phí khám, chữa bệnh: Bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở…
– 95% chi phí khám, chữa bệnh: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…
– 80% chi phí khám, chữa bệnh: Đối tượng khác.
Căn cứ khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế, trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám chữa bệnh trái tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo tỷ lệ nhất định tính trên mức hưởng đúng tuyến. Cụ thể như sau:
– Bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú;
– Bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước;
– Bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám, chữa bệnh.
– Trường hợp đặc biệt: Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện, chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương như trường hợp đúng tuyến.