Mất sổ bảo hiểm xã hội có chốt sổ được không?

06/09/2023
Mất sổ bảo hiểm xã hội có chốt sổ được không?
172
Views

Chào Luật sư, hiện nay quy định về việc mất sổ bảo hiểm xã hội như thế nào? Vài tháng trước công ty tôi có dọn sang chỗ mới. Hôm trước bộ phận nhân sự bên công ty tôi báo rằng sổ bảo hiểm xã hội của tôi đã bị lạc mất. Tôi cũng đã cố gắng tìm nhưng không có. Tôi có xin làm hết tháng này thì sẽ nghỉ việc ở công ty. Vậy Mất sổ bảo hiểm xã hội có chốt sổ được không? Vậy bây giờ thì Mất sổ bảo hiểm xã hội có lãnh tiền thất nghiệp không? Mong được Luật sư tư vấn giúp tôi về vấn đề trên. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng Luật sư 247. Vấn đề “Mất sổ bảo hiểm xã hội có lãnh tiền thất nghiệp không?” chúng tôi xin tư vấn như sau:

Sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Theo quy định của Luật thì sổ bảo hiểm xã hội là văn bản ghi nhận về quá trình đóng bảo hiểm xã hội của người lao động, các thông tin cơ bản gồm người lao động, thời gian bắt đầu được đóng bảo hiểm, mức lương đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể sổ bảo hiểm xã hội là:

Căn cứ Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về sổ bảo hiểm xã hội như sau:

– Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

– Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.

– Chính phủ quy định trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bằng phương thức giao dịch điện tử.

Khi nào cần chốt sổ Bảo hiểm xã hội?

Việc chốt sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện được xem là bước ngoặt chấm dứt quá trình đóng bảo hiểm xã hội. Vậy khi người lao động xin nghỉ việc hay bị cho thôi việc thì chốt sổ bảo hiểm xã hội? Cơ quan nào thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội? Nội dung này được tư vấn như sau:

– Người lao động nghỉ việc tại đơn vị hoặc nghỉ hưu khi đủ điều kiện.

– Đơn vị chuyển sang địa chỉ khác dẫn tới việc phải chuyển Cơ quan Bảo hiểm xã hội quản lý nên phải chốt quá trình đóng với Cơ quan cũ.

Mất sổ bảo hiểm xã hội có chốt sổ được không?

Hiện nay vì một số lí do mà cá nhân làm mất sổ bảo hiểm xã hội hay công ty làm mất sổ bảo hiểm xã hội. Không có sổ bảo hiểm xã hội thì rất khó để chuẩn bị hồ sơ hưởng tiền bảo hiểm thất nghiệp. Khi mất sổ bảo hiểm xã hội có chốt sổ được không là câu hỏi của nhiều bạn đọc. Vấn đề này có thể hiểu như sau:

– Thành phần hồ sơ:

Tại khoản 31 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định về hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do mất, hỏng bao gồm:

Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS; tham khảo tại đây)

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2020 quy định về thời hạn giải quyết xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội như sau:

– Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ bảo hiểm xã hội do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc gộp sổ bảo hiểm xã hội: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

– Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng bảo hiểm xã hội ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.

Như vậy, đối với trường hợp của anh/chị khi làm mất sổ bảo hiểm xã hội mà có mong muốn nhận trợ cấp thất nghiệp thì cần phải đi làm thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội để hoàn thiện hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Mất sổ bảo hiểm xã hội có lãnh tiền bảo hiểm xã hội được không?

Để trả lời ngắn gọn và nhanh chóng đến bạn đọc thì hiện nay nếu như mất sổ bảo hiểm xã hội sẽ không được lãnh tiền. Về vấn đề chi tiết như lí do tại sao mất sổ bảo hiểm xã hội không được lãnh tiền, ý nghĩa và vai trò của sổ bảo hiểm xã hội… chúng tôi tư vấn đến bạn đọc nội dung bên dưới đây:

Căn cứ quy định tại khoản 1 – Điều 96 – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể:

“ Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.”

Bên cạnh đó, quy định tại điểm 1.2.3 – khoản 1 – Điều 6 – Quyết định số 166/QĐ-BHXH, quy định về tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả như sau:

“ Đối với hưởng bảo hiểm xã hội một lần; hưởng trợ cấp một lần trong trường hợp đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng ra nước ngoài định cư, công dân nước ngoài đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng không còn cư trú tại Việt Nam: Hồ sơ theo quy định tại Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội; Điều 4, khoản 4 Điều 13, khoản 2 Điều 25 Thông tư số 56/2017/TT-BYT; điểm đ khoản 9 Điều 22 Thông tư số 181/2016/TT-BQP; khoản 1, 2 Điều 15 và khoản 1 Điều 16 Nghị định số 143/2018/ND-CP, gồm:

a) Trường hợp hưởng Bảo hiểm xã hội một lần.

a1) Sổ bảo hiểm xã hội.

a2) Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.”

 Ngoài các giấy tờ trên ra, quý bạn đọc cần mang theo sổ hộ khẩu thường trú hoặc giấy tờ tạm trú và chứng minh thư/Căn cước công dân khi đi nộp hồ sơ.

Mất sổ bảo hiểm xã hội có chốt sổ được không?

Các trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội

Việc cấp lại sổ bảo hiểm xã hội được tiến hành khi người lao động hoặc cơ quan công ty làm mất sổ bảo hiểm xã hội. Vậy nếu có sự sai sót về thông tin bảo hiểm xã hội thì có được phép xin cấp sổ mới hay không? Tổng hợp về các trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội hiện nay được quy định cụ thể như sau:

Căn cứ quy định tại khoản 2 – Điều 46 – Quyết định số 595/QĐ-BHXH năm 2017, quy định cụ thể các trường hợp cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội, cụ thể:

– Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội (bìa và tờ rời) các trường hợp: Mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng Bảo hiểm xã hội một lần còn thời gian đóng Bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng.

– Cấp lại bìa sổ Bảo hiểm xã hội các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch.

– Cấp lại tờ rời sổ Bảo hiểm xã hội các trường hợp: Mất, hỏng.

Do đó, người lao động khi mất, hỏng sổ bảo hiểm xã hội hay thay đổi các thông tin về số sổ, họ, tên, đệm, ngày tháng năm sinh, người đã hưởng Bảo hiểm xã hội một lần còn thời gian đóng Bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng; giới tính, quốc tịch thì sẽ được cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mất sổ bảo hiểm xã hội có chốt sổ được không?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu đến dịch vụ pháp lý nhận làm sổ đỏ…. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện để chốt được sổ Bảo hiểm xã hội như thế nào?

ăn cứ vào nội dung được quy định tại Điều 21 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, trong quá trình người lao động làm việc tại đơn vị, nghĩa vụ của người sử dụng lao động là đóng Bảo hiểm xã hội đầy đủ cho nhân viên. Khi kết thúc hợp đồng, đơn vị có trách nhiệm chốt sổ cho người lao động. Vì vậy, đơn vị chốt được sổ chỉ khi đóng đầy đủ tiền Bảo hiểm xã hội cho Cơ quan Bảo hiểm, không nợ tiền tính đến tháng cuối cùng mà lao động làm việc.

Hiện nay Người lao động có tự chốt sổ Bảo hiểm xã hội được không?

Theo nội dung được quy định tại Khoản 3 Điều 47 Bộ luật Lao động 2012: “Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cùng những giấy tờ khác đã giữ lại của người lao động”.
Cũng theo nội dung được quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: “Người sử dụng lao động phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng Bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, người lao động không thể tự chốt sổ Bảo hiểm xã hội được. Trách nhiệm chốt sổ Bảo hiểm xã hội thuộc về người sử dụng lao động (trừ trường hợp doanh nghiệp phá sản và nợ bảo hiểm nên không thể chốt sổ BHXH cho người lao động).
Trường hợp, công ty không chốt sổ BHXH, người lao động có thể liên hệ với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận, huyện nơi công ty đặt trụ sở hoặc Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để được can thiệp giúp đỡ chốt sổ.

 Chuẩn bị hồ sơ chốt sổ BHXH cần có những gì?

Chốt sổ bảo hiểm cần những thủ tục giấy tờ gì? Để tiến hành chốt sổ, đơn vị cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
– 01 phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu 103, kê khai các giấy tờ đi kèm.
– 01 mẫu D02-TS kê khai danh sách lao động cần thực hiện chốt sổ Bảo hiểm.
– Sổ Bảo hiểm xã hội của người lao động.
– 01 Bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định nghỉ việc hoặc giấy tờ chứng minh đơn vị chuyển địa chỉ (trường hợp đơn vị chuyển Cơ quan BHXH quản lý).
– Mẫu TK01-TS kê khai các thông tin cần thay đổi (trong trường hợp lao động cần điều chỉnh thông tin).
– Thẻ Bảo hiểm Y tế của người lao động còn thời hạn sử dụng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.