Mắc bệnh tâm thần sau khi bị tuyên án có phải ngồi tù không?

22/11/2021
598
Views

Xin chào Luật sư, tôi là một người thường xuyên theo dõi các vụ xét xử hình sự tại Tòa. Trong một vụ xét xử gần đây tôi xem, bị cáo phạm tội buôn bán ma túy và bị tuyên phạt án tù chung thân. Ngay sau khi bị tuyên án, bị cáo nổi cơn điên lao vào đánh thẩm phán, hò hét khắp nơi. Vì thấy bất ngờ nên sau khi về nhà tôi cũng thường xuyên theo dõi thông tin của bạn này. Tôi được biết, bạn ấy đã mắc bệnh tâm thần. Vậy tôi muốn hỏi luật sư, mắc bệnh tâm thần sau khi bị tuyên án có phải ngồi tù không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Hiện nay, chúng ta thường xuyên quan tâm đến người tâm thần có những hành vi vi phạm pháp luật gây tổn hại đến tài sản, sức khỏe, tính mạng của người khác là một hiện tượng hết sức nguy hiểm cho xã hội. Pháp luật hiện hành có quy định tình trạng không có năng lực, trách nhiệm hình sự là người thực hiện hành vi thực sự nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Vậy còn người mắc bệnh tâm thần sau khi bị tuyên án thì sẽ giải quyết ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 giải đáp ngay sau đây:

Mắc bệnh tâm thần sau khi bị tuyên án có phải ngồi tù không?

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

Điều 49. Bắt buộc chữa bệnh

1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật này, Viện kiểm sát; hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y; giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.

2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự; nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức; hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y; giám định pháp y tâm thần Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

3. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức; hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y; giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt; thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt.

Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù“.

Như vậy, người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 thì trước khi bị kết án cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và sau khi khỏi bệnh; người đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Để xử lý trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội; cơ quan tố tụng cần phải xác định được năng lực trách nhiệm hình sự của người đó. Trường hợp tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội; người thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm hình sự thì không phải chịu trách nhiệm hình sự: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”. (Điều 21 BLHS 2015).

Trường hợp nào người mắc bệnh tâm thần phải chịu trách nhiệm hình sự?

Không phải trong mọi trường hợp người bị bệnh tâm thần đều không phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo tinh thần của Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015, người bị bệnh tâm thần chỉ được miễn trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh. Đồng thời, tình trạng bệnh ở mức làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi.

Theo khoản 2 Điều 49 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

“Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự; nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Còn nếu người đó thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái hoàn toàn bình thường mà trước khi bị kết án mới lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức; hoặc điều khiển hành vi thì có thể vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự

Trong trường hợp này, Tòa án sẽ căn cứ vào kết luận giám định pháp y; giám định pháp y tâm thần để ra quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi người đó khỏi bệnh thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Người bị tâm thần giết người có bị phạt tù không?

Điều 21 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần; một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức; hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Trên cơ sở phân tích Điều 21 trên đây ta có thể thấy:

– Trường hợp 1: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần; hoặc một bệnh khác làm mất hoàn toàn khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi thì không phải chịu TNHS đối với hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà họ đã thực hiện.

– Trường hợp 2: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần; hoặc một bệnh khác làm hạn chế khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi thì vấn đề TNHS vẫn được đặt ra.

– Trường hợp 3: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi đang mắc bệnh tâm thần; hoặc một bệnh khác mà vẫn có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi thì người đó vẫn chịu TNHS bình thường đối với hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà họ đã thực hiện.

Như vậy, người bị mắc bệnh tâm thần vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà họ đã thực hiện khi họ rơi vào trường hợp 2 và trường hợp 3 như đã phân tích ở trên.

Phòng vệ chính đáng có bị phạt tù không?

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

Điều 22. Phòng vệ chính đáng

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình; của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan; tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết; không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này“.

Như vậy, người phòng vệ chính đáng không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trường hợp phải chịu trách nhiệm khi có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Mắc bệnh tâm thần sau khi bị tuyên án có phải ngồi tù không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Người mắc bệnh tâm thần có được kết hôn không?

Khi một người do bị bệnh tâm thần mà đã đáp ứng đủ điều kiện kết hôn, không bị tòa tuyên bố là người mất năng lực hành vi dân sự thì vẫn có thể kết hôn như những người khác.

Thế nào là người bị mắc bệnh tâm thần?

Bệnh tâm thần là những bệnh do hoạt động não bộ bị rối loạn gây nên những biến đổi bất thường về lời nói, ý tưởng, hành vi, tác phong, tình cảm…
Theo đó có những người bị mắc các bệnh tâm thần dẫn đến bị rối loạn hay hạn chế nhưng vẫn có khả năng nhận thức; điều khiển hành vi (sau đây gọi là người tâm thần nhẹ). Và có những người mắc các bệnh tâm thần dẫn đến không còn khả năng nhận thức và điều khiển hành vi (sau đây gọi là người tâm thần nặng).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận