Ly hôn có bắt buộc phải hỏa giải không?

20/10/2021
Ly hôn có bắt buộc phải hỏa giải không
577
Views

Ly hôn là điều không ai muốn khi xây dựng gia đình. Nhưng không thể tránh được những cuộc tranh cãi trong cuộc sống hôn nhân; cũng nhiều cặp vợ chồng là do sự vội vàng mà quyết định ly hôn. Khi đó cần có khoảng thời gian để suy nghĩ; cũng như một bên thứ ba giúp cho vợ chồng có thể nhìn nhận và bình tĩnh để suy xét. Có thể thấy thủ tục hòa giải có ý nghĩa rất quan trọng; tạo điều kiện để vợ chồng có thêm thời gian suy nghĩ. Vậy Ly hôn có bắt buộc phải hỏa giải không? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Hòa giải là gì?

Hòa giải là việc một bên thứ ba tiến hành thuyết phục, hỗ trợ các bên trong việc thỏa thuận để chấm dứt hoàn toàn hoặc một phần những xung đột, tranh chấp, bất đồng với nhau. Như vậy; hòa giải trong ly hôn là bên thứ ba ở đây có thể tòa án; người có thẩm quyền khác tiến hành các biện pháp thuyết phục; giúp hai bên vợ chồng có thể hiểu và bỏ qua những hiểu lầm, bất đồng để có thể tiếp tục cuộc sống hôn nhân.

Hòa giải còn giúp hàn gắn mối quan hệ đã rạn nứt; giải quyết các tranh chấp, xung đột giữa hai vợ chồng một cách ổn thỏa, đảm bảo quyền, lợi ích của cả vợ chồng và con cái.

Khi tiến hành hỏa giải trong hôn nhân cần đảm bảo tôn trọng các nguyên tắc:

  • Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của vợ chồng;
  • Không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực; buộc vợ, chồng phải hòa giải không theo ý nguyện của họ;
  • Nội dung thỏa thuận trong hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật; không trái đạo đức xã hội và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật

Ly hôn có bắt buộc phải hỏa giải không?

Theo Điều 52 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định Khuyến khích hòa giải ở cơ sở: “Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở”. Như vậy; pháp luật không bắt buộc phải hòa giải ở cơ sở; mà chỉ khuyến khích các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết tranh chấp và xung đột với nhau.

Theo Điều 54 Luật hôn nhân và gia đình 2014; có quy định về hòa giải tại tòa án: “Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

Và theo Điều 10 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; quy định về hòa giải trong tố tụng dân sự như sau: “Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này”.

Như vậy; theo quy định này thì hòa giải trong vụ án ly hôn là một thủ tục bắt buộc khi các cặp vợ chồng tiến hành ly hôn tại Tòa án.

Như vậy; trừ những trường hợp ngoại lệ được quy định tại các Điều 206, 207 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về những vụ án dân sự không hòa giải được và những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được.

Do đó; có thể thấy rằng việc hòa giải là một thủ tục bắt buộc phải có khi tiến hành gửi đơn ly hôn đến Tòa án.

Ý nghĩa của thủ tục hỏa giải khi ly hôn

  • Hôn nhân là việc rất quan trọng và ý nghĩa của một cá nhân. Do đó; khi muốn ly hôn cũng cần phải có sự suy nghĩ thật cẩn thận. Do đó, hoà giải trong ly hôn có ý nghĩa quan trọng trong việc hàn gắn mối quan hệ đã rạn nứt, giải quyết các tranh chấp, xung đột giữa hai vợ chồng; giúp hai bên tìm được tiếng nói chung; như vậy sẽ đảm bảo lợi ích giữa hai bên cũng như các con.
  • Việc hòa giải cũng là giúp các bên có thêm thời gian để suy nghĩ; nhìn nhận lại quyết định ly hôn; cần có sự cân nhắc và suy nghĩ thấu đáo.
  • Thủ tục hòa giải trong vụ án ly hôn tạo điều kiện và cho các cặp vợ chồng đang đứng bên bờ vực của sự chia ly một cơ hội để bình tĩnh xem xét lại các vấn đề đang tranh chấp cùng quyết định của mình trước khi bước vào giai đoạn xét xử.
  • Thủ tục hòa giải cũng sẽ góp phần hàn gắn được nhiều cặp vợ chồng; đạt được kết quả tích cực thông qua thủ tục hòa giải trong vụ việc ly hôn.

Thủ tục tiến hành hòa giải tại Tòa án

Trong các trường hợp ly hôn, quy trình hòa giải thường bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Thẩm phán phổ biến các quyền và nghĩa vụ của đương sự; Phân tích kết quả nếu cặp đôi tái hợp;
  • Bước 2: Các đương sự trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung các yêu cầu và căn cứ để bảo vệ yêu cầu ly hôn của họ và đề xuất các vấn đề cần hòa giải và giải quyết (nếu có);
  • Bước 3: Thẩm phán xác định và kết luận các vấn đề mà cặp vợ chồng đã đồng ý, không đồng ý và yêu cầu bổ sung;
  • Bước 4: Tòa án lập biên bản và đưa ra quyết định: Công nhận thỏa thuận ly hôn của hai vợ chồng, đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án, đưa vụ án ra xét xử …

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Ly hôn có bắt buộc phải hỏa giải không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Những trường hợp lý hôn sẽ không tiến hành hòa giải?

 Trường hợp ly hôn sẽ không được hòa giải:
– Người được yêu cầu ly hôn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan cố tình vắng mặt khi Tòa án triệu tập lần thứ hai một cách hợp pháp;
– Vợ chồng không thể tham gia hòa giải vì một lý do chính đáng;
– Vợ hoặc chồng là người mất năng lực hành vi dân sự;
– Một trong hai vợ chồng đề nghị không tiến hành hòa giải.

Đơn phương ly hôn sẽ được hòa giải ở giai đoạn nào?

Đối với vụ án đơn phương ly hôn; việc hòa giải được tiến hành trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết các vấn đề còn mâu thuẫn, tranh chấp.

Khi tiến hành hòa giải trong ly hôn có thể xảy ra trường hợp nào?

Khi thực hiên thủ tục hòa giải trong ly hôn có thể xảy ra hai trường hợp:
– Hòa giải thành: vợ chồng có thể hàn hắn lại;
– Hòa giải không thành: Vợ chồng vẫn quyết định ly hôn.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận