Lưu ý khi cho NLĐ ngừng việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19

30/01/2022
Lưu ý khi cho NLĐ ngừng việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19
418
Views

Covid-19 hay sự kiện bất khả kháng dẫn đến các khó khăn ở các doanh nghiệp là một bài toán khó. Có một vài doanh nghiệp sẽ buộc phải cắt giảm nhân lực hoặc cho người lao động ngừng việc. Vậy, khi cho Người lao động (NLĐ) ngừng việc, doanh nghiệp cần lưu ý gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ pháp lý

Đối với tiền lương trong thời gian NLĐ ngừng việc 

Theo quy định tại Điều 99 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp có trách nhiệm trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc có thể được thoả thuận nhưng phải đảm bảo các yêu tố sau: 

  • Tiền lương ngừng việc được thoả thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng (đối với trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống) 
  • Tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng phải đảm bảo tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu (đối với trường hợp ngừng việc trên 14 ngày làm việc)

Doanh nghiệp có phải tham gia BHXH và BH khác trong thời gian NLĐ ngừng việc không? 

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, trường hợp người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và doanh nghiệp thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.

Vi phạm quy định về trả lương trong thời gian NLĐ ngừng việc bị xử phạt thế nào? 

Trường hợp doanh nghiệp không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 5 và Khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, cụ thể: 

  • Không trả hoặc trả không đủ lương cho 01 người đến 10 người lao động thì bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
  • Không trả hoặc trả không đủ lương cho 11 người đến 50 người lao động thì bị xử phạt hành chính từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
  • Không trả hoặc trả không đủ lương cho 51 người đến 100 người lao động thì bị xử phạt hành chính từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng
  • Không trả hoặc trả không đủ lương cho 101 người đến 300 người lao động thì bị xử phạt hành chính từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng
  • Không trả hoặc trả không đủ lương cho 301 người trở lên thì bị xử phạt hành chính từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng

Doanh nghiệp có được giảm thuế thu nhập vì dịch Covid không?

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19 Trong đó có thuế thu nhập doanh nghiệp

Đối tượng áp dụng

Việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Điều này áp dụng đối với người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15, bao gồm:

a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

b) Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã.

c) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

d) Tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam có hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập.

Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 đối với trường hợp doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này, có doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 giảm so với doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2019.

Không áp dụng tiêu chí doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 giảm so với doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2019 đối với trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia; tách trong kỳ tính thuế năm 2020 và năm 2021.

a) Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch, trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp xác định theo năm tài chính áp dụng quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.

b) Doanh thu trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ và từ hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành; không bao gồm các khoản giảm trừ doanh thu; doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác.

Trường hợp 1

– Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể; phá sản trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì doanh thu của kỳ tính thuế đó được xác định bằng doanh thu thực tế trong kỳ tính thuế chia (:) cho số tháng doanh nghiệp thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế nhân (x) với 12 tháng. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập; doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất; sáp nhập, chia, tách, giải thể; phá sản trong tháng thì thời gian hoạt động được tính đủ tháng.

Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên đối với doanh nghiệp mới thành lập là năm 2020; hoặc kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển đổi hình thức sở hữu; hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể; phá sản là năm 2022 mà có thời gian ngắn hơn 03 tháng; và doanh nghiệp được cộng vào kỳ tính thuế năm 2021 để hình thành một kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì việc xác định doanh thu; và số thuế được giảm chỉ áp dụng đối với 12 tháng của kỳ tính thuế năm 2021.

Trường hợp 2

– Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh thì doanh thu trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm doanh thu của đơn vị phụ thuộc; địa điểm kinh doanh thể hiện trên báo cáo tài chính tổng hợp năm.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Lưu ý khi cho NLĐ ngừng việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Con bị Covid, người lao động tạm nghỉ để chăm sóc vẫn có được hỗ trợ?

Thời gian vừa qua, có rất nhiều người lao động phải nghỉ việc ở nhà để chăm sóc con bị nhiễm Covid-19. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập và đời sống của họ. Thực tế, nếu trong trường hợp này; người lao động có thể hưởng chế độ ốm đau theo Khoản 2 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014.

F0 điều trị tại nhà có còn được hỗ trợ 80.000 đồng/ngày tiền ăn?

Theo quy định Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, chính sách hỗ trợ 80.000 đồng/ngày tiền ăn cho F0; F1 chỉ được áp dụng đến hết ngày 31/12/2021. Vì vậy, hiện nay F1, F0 không còn được hỗ trợ 80.000 đồng tiền ăn như trước nữa.

4 khoản tiền người lao động được nhận nếu là F0

– Tối đa 3 triệu đồng từ công đoàn;
– Tiền bảo hiểm của chế độ ốm đau;
– Tiền dưỡng sức sau khi điều trị COVID-19;
– Tiền lương do người sử dụng lao động trả.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.