Trong những ngày cận Tết thì vấn đề lương thưởng được rất nhiều người lao động quan tâm. Chế độ thưởng lương tháng 13 hàng năm cho người lao động là chế độ đã có từ lâu. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ quy định pháp luật liên quan đến khoản lương này và hay bị nhầm lẫn với khoản tiền thưởng Tết. Nhiều độc giả gửi câu hỏi đến cho Luật sư thắc mắc không biết Lương tháng 13 và thưởng Tết có giống nhau không? Doanh nghiệp có bắt buộc phải trả lương tháng 13 cho người lao động? Tiền lương tháng 13 của người lao động có tính thuế thu nhập cá nhân hay không? Sau đây, Luật sư 247 sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên và cung cấp những quy định liên quan trong bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm lương tháng 13
Tuy nhiên, lương tháng thứ 13 có thể được hiểu là khoản lương được người sử dụng lao động chi cho người lao động vào dịp cuối năm. Mức lương tháng thứ 13 sẽ phụ thuộc vào quy chế của từng doanh nghiệp (thông thường thì bằng với mức lương tháng của người lao động được chi trả).
Lương tháng 13 là khoản lương được thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động và là khoản lương không bắt buộc phải có. Trong hợp đồng lao động tại nhiều đơn vị sẽ có điều khoản quy định về lương tháng thứ 13, nhiều đơn vị không có. Nếu trong hợp đồng lao động có quy định về khoản lương thứ 13 thì người sử dụng lao động bắt buộc phải thực hiện chi khoản lương này.
Lương tháng 13 và thưởng Tết có giống nhau không?
Nhiều người lao động nghĩ rằng lương tháng 13 là thưởng Tết là giống nhau. Điều này là không đúng.
Căn cứ theo Điều 104, Bộ luật Lao động năm 2019 ban hành ngày 20/11/2020 (có hiệu lực ngày 01/01/2021) quy định:
“1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.”
Như vậy, về bản chất lương tháng thứ 13 không phải là thưởng Tết. Thưởng Tết là khoản tiền thưởng do người sử dụng lao động quyết định thưởng cho người lao động khi đơn vị hay doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt hoặc khi người lao động hoàn thành xuất sắc công việc được giao.
Lương tháng thứ 13 và thưởng Tết đều có đặc điểm được chi vào dịp cuối năm và do người sử dụng quyết định nên nhiều người lao động đã đồng nhất lương thứ 13 với thưởng Tết. Người sử dụng lao động có thể lấy lương tháng thứ 13 như một khoản lương để thu hút người lao động khi tuyển dụng hoặc là yếu tố để động viên người lao động cố gắng nỗ lực hơn trong công việc.
Tiền lương tháng 13 có được đưa vào chi phí hợp lý để khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?
Theo điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi Khoản 2 điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC quy định về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
b) Các Khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
Theo công văn 73512/CT-TTHT năm 2018 do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành:
Căn cứ các quy định trên, trường hợp công ty chi trả lương tháng thứ 13 cho người lao động, nếu được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty thì được hạch toán vào chi phí hợp lý khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp (không thuộc khoản chi có tính phúc lợi theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC nêu trên).
Như vậy, tiền lương tháng 13 được đưa vào chi phí hợp lý để khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ theo quy định trên.
Doanh nghiệp có bắt buộc phải trả lương tháng 13 cho người lao động?
Tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về việc thưởng cho người lao động như sau:
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Căn cứ theo quy định hiện hành, lương tháng 13 (còn gọi là tiền thưởng) là khoản tiền do người sử dụng lao động quyết định, pháp luật không bắt buộc doanh nghiệp phải trả lương tháng 13 cho người lao động.
Tiền lương tháng 13 của người lao động có tính thuế thu nhập cá nhân hay không?
Tiền lương tháng 13 của người lao động có tính thuế thu nhập cá nhân hay không?
Tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thưởng như sau:
- Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
- Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
đ.7) Các khoản lợi ích khác.
e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:
Theo Công văn 73512/CT-TTHT năm 2018 do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành:
Khoản thu nhập lương tháng thứ 13 của người lao động thuộc khoản thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương tiền công của cá nhân.
Theo quy định trên, lương tháng thứ 13 là một khoản tiền thưởng, thuộc thu nhập phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Chấm dứt hợp đồng cuối năm có được lương tháng 13 và thưởng Tết?
Tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Như vậy, tiền lương tháng 13 và thưởng tết không là khoản bắt buộc, đồng thời khi bạn nghỉ việc thì công ty sẽ thanh toán các chế độ theo hợp đồng, vấn đề bạn có được thưởng tết và lương tháng 13 khi chấm dứt hợp đồng vào giai đoạn cuối năm hay không là tùy chính sách công ty.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Những trường hợp không được cấp Căn cước công dân?
- Thẻ căn cước gắn chíp có định vị được không?
- Ngày cấp Căn cước công dân ghi ở đâu?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Lương tháng 13 và thưởng Tết có giống nhau không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bắc giang. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc không bao gồm Tiền thưởng có được căn cứ theo kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
Ngoài ra trước đây, tại Công văn 560/LĐTBXH-BHXH ngày 06/02/2018, Bộ LĐ-TBXH cũng đã hướng dẫn tiền lương tháng 13 không phải tính đóng BHXH bắt buộc.
Tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về tiền thưởng, như sau:
Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Nếu doanh nghiệp thuộc trường hợp bắt buộc phải trả lương tháng 13 (thưởng Tết) cho người lao động như đã phân tích tại mục (2) nhưng doanh nghiệp không thưởng thì pháp luật cũng không có bất kỳ chế tài xử phạt nào.
Hiện nay, pháp luật về lao động chỉ quy định 02 hành vi vi phạm bị xử phạt hành chính liên quan đến thưởng, cụ thể tại điểm a, e khoản 1 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
Không công bố công khai tại nơi làm việc quy chế thưởng;
Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng quy chế thưởng.
Lưu ý: Đây là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.