Hợp đồng khoán việc là gì theo quy định?

10/01/2023
Hợp đồng khoán việc là gì
261
Views

Hợp đồng khoán là thuật ngữ còn khá xa lạ đối với nhiều người. Đây là loại hợp đồng người sử dụng lao động thường dùng để thuê người lao động làm một số công việc trong một khoảng thời gian nhất định. So với hợp đồng lao động thông thường, thời gian của hợp đồng khoán phụ thuộc vào tiến độ của công việc mà người lao động được giao khoán. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định hiện hành, pháp luật định nghĩa Hợp đồng khoán việc là gì? Có mấy loại hợp đồng khoán việc? Pháp luật Quy định về thẩm quyền ký hợp đồng khoán việc như thế nào? Sau đây, Luật sư 247 sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên và cung cấp những quy định liên quan trong bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Hợp đồng khoán việc là gì?

Bộ Luật lao động 2019 không có quy định cụ thể về hợp đồng khoán việc. Tuy nhiên, hợp đồng khoán việc được coi như một giao dịch dân sự, ghi lại sự thỏa thuận giữa hai bên và chịu sự điều chỉnh của Luật dân sự.

Hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận của các bên, theo đó, bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định, sau khi hoàn thành phải bàn giao lại cho bên giao khoán kết quả công việc, bên giao khoán nhận kết quả công việc và trả cho bên nhận khoán thù lao đã thỏa thuận.

Sau khi hoàn thành công việc theo chất lượng và tiến độ thỏa thuận thì người nhận giao sẽ có trách nhiệm bàn giao kết quả của công việc cho bên giao khoán còn bên giao khoán sẽ có nghĩa vụ nghiệm thu và thanh toán tiền công lao động như đã thỏa thuận cho bên nhận khoán việc. 

Trong hợp đồng khoán việc thì người giao khoán việc sẽ chỉ cung cấp công việc và nhận kết quả từ việc thực hiện công việc của người nhận khoán việc theo nội dung yêu cầu trong hợp đồng giao khoán mà không cần quan tâm đến việc người nhận khoán việc được giao thực hiện công việc theo cách nào. 

Lưu ý cho bạn, hợp đồng khoán việc là gì nhằm chỉ để ký đối với những công việc mang tính chất thời vụ, diễn ra trong một khoảng thời gian, thời điểm nhất định, và nội dung công việc có thể được định lượng bằng một khối. Khi đã ký kết hợp đồng giao khoán cả hai bên đều phải chịu trách nhiệm với các yêu cầu điều khoản trong đó nghĩa là thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm như đã thỏa thuận. 

Để trả lời cho câu hỏi Hợp đồng khoán việc là gì, độc giả có thể hiểu rằng hợp đồng khoán việc có thể hiểu là văn bản thể hiện sự thỏa thuận của các bên, trong đó:

  • Bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định.
  • Sau khi hoàn thành công việc phải bàn giao lại cho bên giao khoán kết quả công việc.
  • Bên giao khoán nhận kết quả công việc và trả cho bên nhận khoán thù lao đã thỏa thuận.

Có mấy loại hợp đồng khoán việc?

Hiện nay, có 02 loại hợp đồng khoán việc:

– Hợp đồng khoán việc toàn bộ là hợp đồng, trong đó, bên giao khoán trao cho bên nhận khoán toàn bộ chi phí, bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí lao động có liên quan đến các hoạt động để hoàn thành công việc. Trong khoản tiền người giao khoán trả cho người nhận khoán bao gồm chi phí vật chất, công lao động và lợi nhuận từ việc nhận khoán.

– Hợp đồng khoán việc từng phần là hợp đồng mà trong đó, người nhận khoán phải tự lo công cụ lao động. Người giao khoán phải trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động.

Hợp đồng khoán việc được giao kết đối với những công việc mang tính thời vụ, chỉ diễn ra trong một thời điểm nhất định. Đối với những công việc mang tính chất ổn định, lâu dài thì sẽ không được ký dưới hình thức khoán việc mà sẽ ký dưới hình thức hợp đồng lao động.

Tải xuống mẫu hợp đồng khoán việc năm 2023

Bạn có thể tham khảo và Tải xuống mẫu hợp đồng khoán việc năm 2023 tại đây:

Hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Về vấn đề hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không thì căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, chỉ có những đối tượng sau đây mới thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:

– Người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên.

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008 và Luật Viên chức năm 2010.

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an hoặc người làm công tác khác trong các tổ chức cơ yếu khác.

– Lực lượng sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, hạ sĩ quan… phục vụ trong ngành quân đội hoặc công an.

– Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động theo nội dung quy định trong Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

– Người đứng đầu doanh nghiệp, hợp tác xã có chức vụ quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã mà có hưởng tiền lương.

– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

– Công dân nước ngoài có giấy phép lao động hoặc có chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề để hành nghề, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.

Căn cứ vào các đối tượng thuộc trường hợp phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (trong đó có các đối tượng theo hợp đồng) thì trường hợp này, hợp đồng khoán việc không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do vậy, khi tham gia hợp đồng khoán việc thì cả người khoán việc và người nhận khoán việc đều không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trường hợp này, nếu muốn tham gia bảo hiểm xã hội thì người nhận khoán việc hoặc người khoán việc chỉ có thể tham gia theo dạng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Như vậy, hợp đồng khoán việc không phải là hợp đồng lao động nên về nguyên tắc không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên việc ký kết hợp đồng khoán việc chỉ được áp dụng với những công việc ngắn hạn, không mang tính chất thường xuyên, ổn định, chỉ phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định, mang bản chất của một hợp đồng dịch vụ nhiều hơn khi một bên giao khoán một lượng công việc nhất định và yêu cầu bên nhận khoán việc phải hoàn thành và nhận thù lao từ việc hoàn thành công việc đó.

Hợp đồng khoán việc là gì
Hợp đồng khoán việc là gì

Quy định về thẩm quyền ký hợp đồng khoán việc

Điều 12 Luật doanh nghiệp 2020 quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:

1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

4. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:

a) Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;

b) Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

5. Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này, đối với doanh nghiệp chỉ còn một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

6. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.

7. Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật“.

Căn cứ khoản 1 Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:

– Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;

-Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;

– Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

Trường hợp của bạn trưởng phòng tổ chức hành chính muốn thay tổng giám đốc ký tên trong hợp đồng kinh tế giao khoán nhân công thì phải là người đại diện theo pháp luật của công ty căn cứ vào điều lệ công ty có quy định. Nếu như không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty thì phải được người đại diện theo pháp luật ủy quyền bằng văn bản, trong đó nêu rõ nội dung và phạm vi ủy quyền mới có thẩm quyền ký kết hợp đồng.

Quy định về trách nhiệm khai thuế, nộp thuế khi giao kết hợp đồng khoán việc

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì cá nhân giao kết hợp đồng khoán có trách nhiệm phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương, tiền công từ việc thực hiện hợp đồng giao khoán đó. Xem chi tiết tại công việc: Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công.

Doanh nghiệp giao khoán có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người nhận khoán và phải cấp chứng từ khấu trừ thuế cho các cá nhân này. Trường hợp cá nhân nhận khoán ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thuế thì doanh nghiệp giao khoán không phải cấp chứng từ khấu trừ.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Hợp đồng khoán việc là gì?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh. vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Có thể điều chuyển người lao động sang hình thức hợp đồng khoán việc hay không?

Khi người sử dụng lao động đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động thì không được tự ý chuyển hợp đồng lao động sang hợp đồng khoán việc mà không có sự thỏa thuận lại với người lao động, hoặc không thuộc các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điều 34, Bộ Luật lao động 2019. Vì vậy, việc tự ý điều chuyển người lao động sang hình thức hợp đồng khoán việc là vi phạm pháp luật.
Khi đã ký hợp đồng lao động, nếu người sử dụng lao động muốn điều chuyển người lao động sang làm một vị trí công việc khác, nghĩa là người sử dụng lao động chỉ được phép điều chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động cũ, không phải là ký hợp đồng khoán việc mới. 

Người ký hợp đồng giao khoán chết thì thanh lý hợp đồng như thế nào?

Trường hợp nếu đang trong thời hạn mà một bên tham gia giao dịch chết sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật dân sự. Theo đó tại Điều 422 Bộ luật dân sự năm 2015 hợp đồng sẽ bị chấm dứt và phải thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý trường hợp của bạn, như bạn trao đổi đây là một đại diện hộ ký, hộ gia đình là đối tượng nhận khoán. Trường hợp 1 thành viên trong hộ chết nhưng những thành viên khác vẫn đang còn tiếp tục thực hiện hợp đồng với công ty. Để giải quyết trường hợp này các bên có thể thỏa thuận để ký điều chỉnh bổ sung về thành viên trong hộ và thay đổi người ký hợp đồng để tiếp tục thực hiện hợp đồng giao khoán mà các bên đang có.

Hình thức hợp đồng giao khoán công việc được quy định như thế nào?

Hình thức của hợp đồng giao khoán công việc cần tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự nói chung, có thể được xác lập bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể.
Tuy nhiên, văn bản luôn là hình thức chắc chắn, khuyến khích các bên lựa chọn nhất vì nó ghi nhận rõ ràng thỏa thuận của các bên và là cơ sở cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh sau này (nếu có).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.