Tội ngộ sát là gì? Hình phạt đối với tội ngộ sát năm 2023

11/01/2023
Tội ngộ sát là gì? Hình phạt đối với tội ngộ sát năm 2023
204
Views

Pháp luật hình sự hiện hành nước ta có quy định nghiêm khắc các chế tài với nhóm hành vi gây chết người, xâm phạm đến tính mạng con người. Một trong những tội phạm gây chết người, được đặc biệt quan tâm bởi tính chất, mục đích và hành vi phạm tội đó là khi vô ý làm chết người hay còn được biết đến với thuật ngữ ngộ sát. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu chi tiết quy định tội ngộ sát là gì? Và hình phạt đối với tội ngộ sát tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến độc giả.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Tội ngộ sát là gì?

Pháp luật hình sự Việt Nam quy định chế tài rất nghiêm khắc với những nhóm hành vi gây chết người. Một trong những tội phạm gây cái chết cho người khác khá đặc biệt vì tính chất, mục đích của hành vi cần được xem xét cụ thể phải nhắc đến Tội vô ý làm chết người, trong ngôn ngữ hàng ngày thường được gọi là Tội ngộ sát.

Tội ngộ sát là cách gọi thực tế của nhiều người về tội vô ý làm chết người, là một thuật ngữ pháp lý hình sự để chỉ hành vi giết người nhưng mục đích của hành vi được xem xét trên yếu tố lỗi vô ý.

Vô ý làm chết người là hành vi của một người không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hoặc người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra.

Ngộ sát có phải đi tù không?

Mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng người khác đều bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật, trong đó có hành vi vô ý làm chết người. Do vậy, người có hành vi ngộ sát (vô ý làm chết người) sẽ bị xử lý hình sự về Tội vô ý làm chết người quy định tại Bộ luật Hình sự 2015.

Khi xem xét Tội ngộ sát, cần lưu ý rằng hậu quả gây chết người là dấu hiệu bắt buộc của Tội ngộ sát. Trường hợp hậu quả chưa xảy ra thì đồng nghĩa với việc không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi.

Như vậy, ngoài việc quan tâm đến hành vi khách quan trên, cần xem xét đến yếu tố lỗi gây ra hậu quả làm nạn nhân chết của người phạm tội. Trường hợp hậu quả chết người xảy ra nhưng do mục đích cố ý gây ra của người phạm tội thì tội phạm được xem xét ở đây lại là tội giết người chứ không phải tội ngộ sát.

Đồng thời, ý thức người phạm tội là dấu hiệu đặc trưng phân biệt giữa Tội ngộ sát và Tội giết người. Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình do lỗi vô ý (bao gồm cả vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin).

Hình phạt đối với tội ngộ sát năm 2023

Tại Điều 128, Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017 quy định về tội vô ý làm chết người như sau:

” Điều 128. Tội vô ý làm chết người

1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”

Theo đó, khi đủ các yếu tố cấu thành tội vô ý làm chết người thì người phạm tội có thể phải chịu các mức hình phạt như sau:

Tội ngộ sát là gì? Hình phạt đối với tội ngộ sát năm 2023
Tội ngộ sát là gì? Hình phạt đối với tội ngộ sát năm 2023

– Khung cơ bản, người nào vô ý làm chết người thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến tối đa là 03 năm hoặc phạt tù trong thời gian tối thiểu là 01 năm và tối đa là 05 năm.

– Khung tăng nặng, áp dụng đối với trường hợp phạm tội làm chết 02 người trở lên, sẽ bị phạt tù tối thiểu 03 năm và tối đa 10 năm.

” Điều 129. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Cũng là hành vi vô ý làm chết người nhưng trong trường hợp này nhấn mạnh về nguyên nhân là xuất phát từ việc vi phạm các quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính gây nên. Khi đó, người phạm tội sẽ phải chịu hình phạt như sau:

– Khung cơ bản, phạt tù trong khoảng thời gian tối thiểu là 01 năm và tối đa là 05 năm

– Khung tăng nặng đối với trường hợp làm chết 02 người trở lên thì sẽ bị phạt tù từ 0 năm đến 12 năm.

Các yếu tố cấu thành tội vô ý làm chết người

Khách thể của tội vô ý làm chết người:

Khách thể của tội vô ý làm chết người là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người. Đối tượng tác động của tội phạm này là con người.

Mặt khách quan của tội vô ý làm chết người:

– Vô ý làm chết người là trường hợp người phạm tội tuy thấy chính hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra còn có thể ngăn ngừa được hoặc người phạm tội không thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Hành vi vô ý làm chết người được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.

– Tội vô ý làm chết người là tội phạm có cấu thành vật chất, vì vậy hậu quả chết người xảy ra là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này. Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vô ý.

– Đối với tội vô ý làm chết người cần có mối quan hệ ràng buộc giữa hành vi vô ý và hậu quả chết người. Hậu quả của hành vi là nạn nhân chết xuất phát từ hành vi vô ý của người phạm tội gây ra.

Mặt chủ quan của tội vô ý làm chết người:

– Ý thức của người phạm tội là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt giữa tội vô ý làm chết người và tội giết người. Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình dưới hình thức lỗi do vô ý bao gồm cả vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin.

– Làm chết người do lỗi vô ý vì cẩu thả là trường hợp thiếu cẩn trọng khi thực hiện hành vi mà người phạm tội không thành trước khả năng gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước.

– Làm chết người do vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra và có thể ngăn ngừa được nhưng cuối cùng hậu quả đó vẫn xảy ra.

Chủ thể của tội vô ý làm chết người:

Chủ thể của tội vô ý làm chết người là chủ thể thường. Nghĩa là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đểu có thể là chủ thể của tội vô ý làm chết người. Căn cứ theo các quy định của pháp luật thì chủ thể của tội vô ý làm chết người phải có độ tuổi từ đủ 16 trở lên.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Tội ngộ sát là gì? Hình phạt đối với tội ngộ sát năm 2023” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Hợp đồng đặt cọc quá hạn có phải bồi thường tiền cọc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Làm chết người do lỗi vô ý vì cẩu thả là gì?

Làm chết người do lỗi vô ý vì cẩu thả là khi thực hiện hành vi mà người phạm tội không thành trước khả năng gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước.

Làm chết người do vô ý vì quá tự tin là gì?

Làm chết người do vô ý vì quá tự tin là việc người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra và có thể ngăn ngừa được nhưng cuối cùng hậu quả đó vẫn xảy ra.

Điều kiện để vô ý làm chết người được hưởng án treo?

Căn cứ Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP quy định người bị xử phạt tù để được hưởng án treo cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Bị xử phạt tù không quá 3 năm.
– Nhân thân tốt.
– Có 2 tình tiết giảm nhẹ.
– Có nơi cư trú rõ ràng.
– Xét thấy không cần bắt phải chấp hành hình phạt tù

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.