Nhiều người tham gia bảo hiểm xã hội với mong muốn được nhận được một khoản tiền khi về già. Hiện nay quy định của bảo hiểm xã hội đối với điều kiện để được hưởng hưu trí chỉ dừng lại ở tuổi nghỉ hưu và số năm đóng bảo hiểm xã hội. Đây là những quy định mở và có sự điều chỉnh hàng năm. Điều này khiến nhiều người thắc mắc rằng vậy lương hưu sẽ được nhận đến khi nào? Đây là câu hỏi khá thú vị về bảo hiểm xã hội, bạn hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết “Lương hưu được nhận đến khi nào?”
Căn cứ pháp lý
Điều kiện nghỉ hưu năm 2023
Lương hưu, hưu trí, hay kế hoạch cho cuộc sống sau khi nghỉ hưu ngày càng được quan tâm. Không chỉ người lao động lớn tuổi mà các bạn trẻ cũng dần có nhận thức hơn về kế hoạch dài hạn cho tương lai. Nghỉ hưu là việc một người lao động khi đến một độ tuổi nhất định, điều kiện sức khỏe nhất định sẽ không làm việc nữa. Tuổi nghỉ hưu là độ tuổi theo quy định của pháp luật lao động mà người lao động đang làm những công việc do pháp luật quy định sẽ phải chấm dứt hợp đồng, chấm dứt làm việc để an dưỡng tuổi già.
Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động làm việc trong điều kiện bình thường khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu thì được hưởng chế độ hưu trí
(Tuổi nghỉ hưu kể từ ngày 1/1/2021 là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ.
Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến đủ 60 tuổi vào năm 2035)
Năm 2023, tuổi nghỉ hưu của lao động nam là đủ 60 tuổi 9 tháng, tuổi nghỉ hưu với lao động nữ là đủ 56 tuổi.
Lương hưu được nhận đến khi nào?
Lương hưu là quyền lợi hợp pháp của người lao động sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ lao động và đóng BHXH, nhằm ổn định cuộc sống cho người lao động khi hết tuổi lao động.
Trong điều kiện lao động bình thường, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.
Đối với đối tượng là người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương thì thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trường hợp là người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
Và người hưởng chế độ hưu trí được hưởng lương hưu hằng tháng đến trọn đời, được cấp thẻ BHYT miễn phí và được hưởng các chế độ liên quan của người hưởng lương hưu.
Hiện nay, người đang hưởng lương hưu chỉ bị tạm dừng hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp: Xuất cảnh trái phép; bị Tòa án tuyên bố là mất tích; có căn cứ xác định việc hưởng BHXH không đúng quy định của pháp luật.
Mức đóng vào quỹ hưu trí để hưởng lương hưu là bao nhiêu?
Tùy vào hình thức tham gia BHXH bắt buộc hay tự nguyện mà mức đóng BHXH vào quỹ hưu trí để hưởng lương hưu cũng sẽ khác nhau. Mức đóng BHXH (bao gồm cả BHYT, BHTN) của NLĐ hiện nay là 10,5% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH (bao gồm cả lương và các phụ cấp). NSDLĐ đóng là 21,5% các loại bảo hiểm đối với BHXH bắt buộc và được lựa chọn tuỳ theo mức thu nhập hàng tháng đối với BHXH tự nguyện.
Tại khoản 1 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
…
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Điều 87. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
…
Mời bạn xem thêm
- Khi nào tăng lương hưu trí?
- Chế độ tiền tử tuất của người hưởng lương hưu chết như thế nào?
- Trả lương theo sản phẩm đóng BHXH như thế nào?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Lương hưu được nhận đến khi nào?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về sang tên sổ đỏ bao nhiêu tiền. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Lương hưu – chế độ hưu trí – là chế độ, khoản phí được chi trả cho những người lao động đã đến độ tuổi về hưu (hết tuổi lao động) theo quy định của pháp luật.
Chế độ này sẽ giúp bảo đảm cho người lao động khi về già sẽ có khoản chi phí cần thiết để chi trả cho nhu cầu sống cơ bản, chăm sóc sức khỏe của bản thân.
Bạn sẽ được hưởng lương hưu khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội trước đó.
Trước thời điểm Bộ luật lao động 2019 được thi hành và có hiệu lực, thì độ tuổi nghỉ hưu được quy định:
Đối với lao động nam: 60 tuổi
Đối với lao động nữ: 55 tuổi
Tuy nhiên, sau khi Bộ luật lao động 2019 được thi hành và có hiệu lực, độ tuổi để được nghỉ hưu đã tăng lên bắt đầu từ ngày 01/01/2021 như sau:
Đối với lao động nam: 60 tuổi 03 tháng, mỗi năm sẽ tăng thêm 03 tháng cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028.
Đối với lao động nữ: 55 tuổi 04 tháng, mỗi năm tăng thêm 04 tháng tuổi đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Do đó, người lao động khi đáp ứng điều kiện hưởng lương lưu ở trên sẽ được hưởng chế độ lương hưu và đi kèm với một điều kiện để hưởng lương hưu khác là đã đóng bảo hiểm đủ 20 năm. Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt sẽ được xét duyệt để hưởng lương hưu, bạn có thể tham khảo các trường hợp này tại Bộ luật lao động 2019.
Khi đã xét đủ các điều kiện trên, cách tính lương hưu như sau:
Lương hưu hưởng hàng tháng = mức bình quân của tiền lương đóng bảo hiểm * tỷ lệ lương hưu.
Trong đó:
* Tỷ lệ hưởng lương hưu cụ thể đối với từng trường hợp như sau (tính từ năm 2019):
Lao động nữ:
Tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian đóng BHXH – 15 năm) * 2%
Lao động nam:
Về hưu từ 1/1/2018: Tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian đóng BHXH – 16 năm) * 2%
Về hưu từ 1/1/2019: Tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian đóng BHXH – 17 năm) * 2%
Về hưu từ 1/1/2020: Tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian đóng BHXH – 18 năm) * 2%
Về hưu từ 1/1/2021: Tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian đóng BHXH – 19 năm) * 2%
Về hưu từ 1/1/2022: Tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian đóng BHXH – 20 năm) * 2%
* Mức bình quân lương tháng khi tham gia BHXH
Mức bình quân này sẽ khác nhau tùy từng trường hợp.
Mức bình quân lương = (Tổng tiền lương tháng đã đóng BHXH theo quy định nhà nước + Tổng tiền lương tháng theo chế độ người sử dụng lao động đóng)/Tổng số tháng đã tham gia BHXH.
Theo quy định hưởng lương hưu, mức lương hưu cơ sở năm 2021 được giữ nguyên là 1,49 triệu đồng. Do đó đây cũng là mức thấp nhất mà người lao động có thể nhận được hàng tháng.