Số hiệu: | 63/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 24/11/2014 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đã biết | Số công báo: | Đã biết |
Lĩnh vực: | Tư pháp – hộ tịch | Tình trạng: | Đã biết |
Tóm tắt Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014
Từ 2/2015, sẽ có thêm Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
Đây là nội dung nổi bật quy định tại Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (VKSND); số 63/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2014.
Theo đó, từ ngày 01/02/2015; hệ thống VKSND sẽ bao gồm VKSND tối cao; VKSND cấp cao; VKSND dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; VKSND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Viện kiểm sát quân sự các cấp. Trong đó, VKSND cấp cao bao gồm: Ủy ban kiểm sát; Văn phòng; các viện và tương đương, có trách nhiệm thực hành quyền công tố, kiểm soát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.
Đồng thời, theo Luật mới, VKSND cũng sẽ có thêm chức danh Kiểm tra viên, giúp Kiểm sát viên thực hiện quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân. Kiểm tra viên có các ngạch Kiểm tra viên; Kiểm tra viên chính và Kiểm tra viên cao cấp; tiêu chuẩn bổ nhiệm, điều kiện nâng ngạch Kiểm tra viên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Viện trưởng VKSND tối cao.
Bên cạnh đó, Luật cũng khẳng định các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành các quyết định, yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của VKSND; có quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo các hành vi, quyết định trái pháp luật của VKSND. Khi có căn cứ cho rằng hành vi, quyết định của VKSND không có căn cứ, trái pháp luật thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án và Cơ quan thi hành án có quyền kiến nghị, yêu cầu VKSND xem xét lại.
Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân cản trở, can thiệp vào hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND; lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của VKSND.
Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2015.
Xem trước và tải xuống Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014
Câu hỏi thường gặp
1. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.
Mong rằng bài viết hữu ích đối với độc giả!
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0936.408.102
Xem thêm: Nghị định 105/2020/NĐ-CP chính sách phát triển giáo dục mầm non