Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự của Quốc hội, số 99/2015/QH13
Cơ quan ban hành: | Quốc hội | Số công báo: | Đã biết |
Số hiệu: | 99/2015/QH13 | Ngày đăng công báo: | Đã biết |
Loại văn bản: | Luật | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 26/11/2015 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Đã biết | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức , Hình sự |
Tóm tắt Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015
Điều tra viên được huy động phương tiện giao thông để bắt người phạm tội
Điều tra viên được huy động, sử dụng phương tiện giao thông, thông tin liên lạc của tổ chức, cá nhân để ngăn chặn hành động phạm tội, đuổi bắt người phạm tội, cấp cứu người bị nạn và phải hoàn trả ngay khi tình huống cấp thiết không còn là nội dung quy định tại Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2015.
Cũng theo Luật này, điều tra viên không được tư vấn cho người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật; can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc; đưa hồ sơ, tài liệu vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền; tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.
Điều tra viên gồm các ngạch điều tra viên sơ cấp, điều tra viên trung cấp và điều tra viên cao cấp; có trình độ đại học an ninh, đại học cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên; đã được đào tạo về nghiệp vụ điều tra; có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao; có thời gian công tác theo quy định của pháp luật. Nhiệm kỳ của điều tra viên là 05 năm, trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm.
Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2016.
Xem trước và tải xuống Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015
Câu hỏi thường gặp về Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
2. Bảo đảm sự chỉ đạo, chỉ huy tập trung thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; phân công, phân cấp rành mạch, chuyên sâu, tránh chồng chéo và được kiểm soát chặt chẽ; Điều tra kịp thời, nhanh chóng, chính xác, khách quan, toàn diện, đầy đủ, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
3. Cơ quan Điều tra cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Cơ quan Điều tra cấp trên; cá nhân chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
4. Chỉ cơ quan, người có thẩm quyền quy định trong Luật này mới được tiến hành hoạt động điều tra hình sự.
Điều 4. Hệ thống Cơ quan Điều tra
1. Cơ quan Điều tra của Công an nhân dân.
2. Cơ quan Điều tra trong Quân đội nhân dân.
3. Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm hoặc phát hiện hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và Điều tra.
Thông tin liên hệ với Luật sư
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách; là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Sư; hãy liên hệ:
Hotline: 0833.102.102
Xem thêm: Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa các TT để cải cách, đơn giản TTHC thuế