Chào Luật sư, tôi có một người bạn đang làm luật sư tại Canada. Sắp tới, anh ấy có dự định sang Việt Nam sinh sống và làm việc lâu dài. Bên cạnh đó, anh ấy có mong muốn được hành nghề luật sư tại Việt Nam. Tôi muốn hỏi là: Luật sư nước ngoài có được hành nghề tại Việt Nam? Và nếu hành nghề tại Việt Nam, anh ấy cần đáp ứng những điều kiện gì. Rất mong nhận được sự phản hồi sớm từ luật sư. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Luật luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012
Thông tư 05/2021/TT-BTP
Luật sư là ai?
Theo Điều 2 Luật luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012:
Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn; điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này.
Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng. Khách hàng có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức
Chức năng xã hội của Luật sư bao gồm:
- Luật sư tham gia tranh tụng góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; tổ chức và Nhà nước
- Hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư thông qua tư vấn pháp luật; dịch vụ pháp lý khác nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trên cơ sở pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.
- Các hoạt động trợ giúp pháp lý.
Luật sư nước ngoài có được hành nghề tại Việt Nam?
Căn cứ theo điều 74 Luật luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012, Luật sư nước ngoài có thể hành nghề tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có Chứng chỉ hành nghề luật sư đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
- Có kinh nghiệm tư vấn pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế;
- Cam kết tuân thủ Hiến pháp; pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Cam kết làm việc theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;
- Được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử vào hành nghề tại Việt Nam; hoặc được chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam đồng ý tuyển dụng vào làm việc tại các tổ chức đó.
Luật sư nước ngoài được hành nghề trong phạm vi nào?
Căn cứ theo điều 76 Luật luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012, Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được:
- Tư vấn pháp luật nước ngoài; pháp luật quốc tế;
- Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác liên quan đến pháp luật nước ngoài;
- Trong trường hợp Luật sư nước ngoài có Bằng cử nhân luật của Việt Nam và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tương tự như đối với một luật sư Việt Nam, luật sư được tư vấn pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, dù luật sư nước ngoài được phép hành nghề tại Việt Nam, thì cũng không được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam.
Quyền và nghĩa vụ của luật sư nước ngoài tại Việt Nam
Quyền và nghĩa vụ của luật sư người nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại điều 77 Luật luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012:
Về quyền lợi:
- Được lựa chọn hình thức hành nghề tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Được chuyển thu nhập từ hoạt động hành nghề ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Về nghĩa vụ:
- Nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật;
- Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư; nghĩa vụ của luật sư theo quy định của Luật Luật sư ;
- Tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam
- Phải có mặt thường xuyên tại Việt Nam.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Hình thức hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam
Theo quy định tại điều 75 Luật luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012, luật sư là một người nước ngoài tại Việt Nam được hành nghề dưới hai hình thức:
- Thứ nhất, làm việc với tư cách thành viên cho một chi nhánh; một công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
- Thứ hai, làm việc theo hợp đồng cho chi nhánh; công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam.
Nguyên tắc hành nghề luật sư
Theo quy định tại điều 5 Luật luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012, luật sư tại Việt Nam hành nghề theo các nguyên tắc sau:
- Thứ nhất, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật;
- Thứ hai, tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;
- Thứ ba, độc lập; trung thực; tôn trọng sự thật khách quan;
- Thứ tư, sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng;
- Thứ năm,chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.
Luật sư là một nghề dựa trên am hiểu pháp luật và áp dụng pháp luật. Luật sư hành nghề bằng kiến thức pháp luật; kỹ năng nghề nghiệp của cá nhân luật sư. Tuy nhiên, nghề luật sư phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định, để hoàn thành tốt chức năng bảo vệ quyền cơ bản của con người và thực hiện công bằng xã hội.
Như vậy, bạn của bạn hoàn toàn có thể hành nghề luật sư tại Việt Nam nếu đáp ứng những điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
- Hiến pháp năm 2013 số hiệu 18/2013/L-CTN
- Dịch vụ Luật Sư tư vấn
- Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
- Trường hợp nào người lao động không cần giấy phép lao động?
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Luật sư nước ngoài có được hành nghề tại Việt Nam? Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có bất kì thắc mắc nào cần được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0936408102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo khoản 2 điều 82 Luật luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012, Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư người nước ngoài có thời hạn trong vòng 05 năm.
Hết thời hạn 05 năm, giấy phép này có thể được gia hạn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, mỗi lần gia hạn không quá 05 năm.
Căn cứ theo điều 79 Luật luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012, chi nhánh; công ty luật nước ngoài phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương đặt trụ sở. Thời hạn đăng ký trong vòng 60 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập. Khi đăng ký, chi nhánh; công ty luật nước ngoài phải gửi kèm danh sách luật sư nước ngoài làm việc tại chi nhánh; công ty luật nước ngoài theo khoản 2 điều 10 thông tư 05/2021/TT-BTP.
Căn cứ theo thông tư khoản 2 điều 10 Thông tư 05/2021/TT-BTP:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động với luật sư người nước ngoài, Chi nhánh; công ty luật nước ngoài phải thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hợp đồng lao động cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động để Sở Tư pháp ghi nhận vào mẫu phụ lục đính kèm Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh; công ty luật nước ngoài.