Xin chào Luật sư. Tôi là Tùng, do không có hiểu biết nhiều và không cập nhật nhiều về pháp luật giao thông nên tôi mong được Luật sư giải đáp thắc mắc về vấn đề: lỗi xe máy đi ngược chiều là gì? Nếu vi phạm thì bị xử phạt theo quy định mới nhất như thế nào ạ? Rất mong Luật sư hồi đáp. Cảm ơn Luật sư rất nhiều.
Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về chủ đề “Thế nào là lỗi xe máy đi ngược chiều? Xử phạt như thế nào?” qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Luật giao thông đường bộ năm 2008
Thế nào là lỗi xe máy đi ngược chiều?
Hiện nay, tình trạng người tham gia giao thông bị xử phạt về lỗi đi ngược chiều đang rất phổ biến. Bên cạnh việc cố tình vi phạm thì cũng có nhiều trường hợp do chưa hiểu đúng luật nên đã vi phạm. Vậy nên để hiểu thế nào cho đúng, trường hợp nào được liệt kê vào lỗi xe máy đi ngược chiều là điều rất quan trọng khi tham gia giao thông.
Lỗi đi ngược chiều được xác định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đi ngược chiều của đường một chiều
Với trường hợp đường một chiều tức là đoạn đường các phương tiện khi tham gia giao thông chỉ được phép đi một chiều, không được đi chiều ngược lại, nếu muốn quay lại thì phải đi đường khác, là đoạn đường không có dải phân cách. Các đoạn đường một chiều ở quận Hoàn Kiếm như: Đường một chiều Hàng Đào -> Hàng Ngang -> Hàng Đường -> Chợ Đồng Xuân -> Hàng Giấy đến Bốt Hàng Đậu.
+ Đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”
Trường hợp thứ hai: đường có biển “Cấm đi ngược chiều” là đường có dải phân cách chia mặt đường thành 2 chiều xe chạy, các phương tiện phải đi đúng chiều của mình, biển báo “Cấm đi ngược chiều” được đặt ở 2 chiều xe chạy.
Nếu vi phạm 2 trường hợp kể trên các bạn sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Và tùy thuộc theo từng phương tiện mà mức xử phạt sẽ khác nhau.
Xử phạt lỗi xe máy đi ngược chiều như thế nào?
Từ ngày 01/01/2020, mức phạt lỗi đi ngược chiều được quy định tại Nghị định 100 năm 2019 của Chính phủ. Theo đó, mức phạt đối với hành vi này tăng mạnh so với quy định trước đó (Nghị định 46 năm 2016).
Nghị định này cũng quy định rõ mức phạt đối với các lỗi đi xe máy đi ngược chiều bao gồm: đi vào đường ngược chiều, người tham gia giao thông đi ngược chiều trên đường cao tốc và đi ngược chiều trên vỉa hè.
Phạt hành chính
Tại khoản 5, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định xử hành vi phạt vi phạm hành chính với lỗi xe máy đi ngược chiều có mức phạt từ 1.000.000 đồng tới 2.000.000 đồng.
Mức phạt này sẽ áp dụng đối với hành vi đi ngược chiều trên những đường có biển “cấm đi ngược chiều” hoặc là biển đi ngược chiều của đường một chiều.
Mức phạt này không áp dụng cho những xe ưu tiên khi đang làm nhiệm vụ khẩn cấp theo như quy định.
Thu giữ bằng lái
Bên cạnh việc bị xử phạt tiền, cũng giống các lỗi vi phạm giao thông bình thường khác với lỗi xe đi ngược chiều, người điều khiển xe máy trong trường hợp này còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe theo như hai mức như sau:
- Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng đối với lỗi vi phạm lỗi đi ngược chiều.
- Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng đối với việc đi ngược chiều gây ra tai nạn.
Việc tước giấy phép lái xe vẫn sẽ được áp dụng không kể vi phạm lần đầu hay tái phạm.
Tạm giữ xe
Để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay khi cần xác minh các tình tiết làm căn cứ để đưa ra quyết định mức xử phạt hoặc tại thời điểm kiểm tra bạn không xuất trình được các giấy tờ cần thiết như là: bằng lái, đăng ký xe và bảo hiểm xe…. thì Cảnh sát giao thông sẽ được yêu cầu tạm giữ xe của bạn để xử lý.
Thời hạn tạm giữ xe đối với lỗi đi xe máy ngược chiều là 07 ngày, đôi cảnh sát cũng có thể giữ xe bạn lâu hơn, nhưng tối đa không quá 30 ngày.
Có thể thấy, những quy định về mức xử phạt lỗi đi xe ngược chiều đã tăng lên so với trước đây. Điều này cho thấy các nhà làm luật đã đánh giá cao mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm giao thông này. Không ít những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra do việc điều khiển xe đi ngược chiều.
Một trong những lý do của hành vi này là do ý thức người tham gia giao thông chưa cao. Mặc dù cơ sở hạ tầng giao thông tại nước ta đang được nâng cấp, đổi mới và hoàn thiện.
Những tuyến đường 1 chiều đã được xây dựng nhiều hơn và các vạch phân cách cũng được vẽ rõ ràng nhằm giúp việc tham gia giao thông ổn định hơn. Tuy nhiên, do ý thức của người dân còn kém nên vẫn cứ bất chấp vi phạm.
Cách nhận dạng và ý nghĩa của Biển báo cấm đi ngược chiều
Khi tham gia giao thông, không khó để bắt gặp biển báo cấm đi ngược chiều. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ những quy định về biển báo này.
Cũng giống như các biển báo cấm khác, biển báo cấm đi ngược chiều (ký hiệu P.102) có dạng hình tròn với hai màu sắc đặc trưng đó là màu đỏ cho toàn bộ nền biển và một gạch ngang ở giữa có màu trắng.
Quy chuẩn 41:2019/BGTVT quy định: Chiều đi ngược lại với chiều đặt biển P.102 là lối đi đúng. Vì vậy, hướng di chuyển cùng với chiều đặt biển báo P.102 là hướng bị cấm, hướng ngược lại là hướng bạn được đi.
Quy định này cũng cho thấy, những phương tiện đang di chuyển đúng hướng sẽ không được quay đầu xe theo hướng ngược lại.
- Ý nghĩa của biển báo cấm đi ngược chiều
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, ngoại trừ các xe ưu tiên (như xe chữa cháy, xe quân sự, xe cứu thương… đang làm nhiệm vụ) thì biển báo cấm đi ngược chiều để báo đường cấm với các loại xe cơ giới, xe thô sơ đi vào theo chiều đặt biển. Riêng người đi bộ thì được phép đi trên lề đường, vỉa hè.
Có thể bạn quan tâm
- Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?
- Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị
- Mức phạt lỗi không đăng ký kinh doanh vận tải theo quy định hiện nay
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Thế nào là lỗi xe máy đi ngược chiều? Xử phạt như thế nào?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, Đăng ký bảo hộ logo, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Giấy phép bay flycam, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi người điều khiển xe máy không có tín hiệu báo trước khi chuyển làn.
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi người lái xe máy không có tín hiệu báo trước khi chuyển hướng; trừ trường hợp đi theo hướng cong của đoạn đường ở nơi đường không giao nhau cùng mức.
Mức phạt các lỗi vi phạm xe máy không mang theo giấy phép đăng ký là từ 100.000 đến 200.000đ, còn nếu không có đăng ký xe sẽ bị phạt từ 300.000 đến 400.000đ.
Điều khiển xe máy không có biển số khi tham gia giao thông bị phạt từ 300.000 đến 400.000đ.
Chủ phương tiện xe máy không có hoặc không mang theo bảo hiểm xe máy xe cơ giới khi tham gia giao thông sẽ bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng.
Căn cứ Điều 3, Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008, xe máy điện được xếp vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Vì vậy, xe máy điện khi lưu thông trên đường bắt buộc phải có đầy đủ đăng ký và gắn biển số xe. Nếu không, chủ phương tiện xe máy điện cũng bị xử phạt theo quy định trên.