Mức phạt lỗi không đăng ký kinh doanh vận tải theo quy định hiện nay

10/07/2022
Mức phạt lỗi không đăng ký kinh doanh vận tải
491
Views

Chào Luật sư 247, tôi được biết rằng Kinh doanh vận tải là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện và cần có giấy phép kinh doanh vận tải. Vậy theo quy định pháp luật hiện hành, mức phạt lỗi không đăng ký kinh doanh vận tải là như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn và chia sẻ đến bạn nội dung quy định pháp luật có liên quan đến vấn đề nêu trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Nghị định 86/2014/NĐ-CP

Quy định về cấp giấy phép kinh doanh vận tải như thế nào?

Thành phần hồ sơ qui định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 86/2014/NĐ-CP bao gồm?

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
  • Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
  • Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
  • Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ);
  • Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi).

Trình tự thực hiện.

  • Doanh nghiệp nộp 1 bộ hồ sơ cho Sở gia thông vận tải tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương. Có thể nộp qua bưu điện hoặc trụ sở chính của cơ quan.
  • Thời gian thực hiện: 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được đủ hồ sơ theo qui định. Cơ quan có thẩm quyền sẽ có thông báo sửa đổi bổ sung trong trường hợp cần sửa đổi, bổ sung. Và 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo qui định và không bị sửa đổi, bổ sung thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép kinh doanh vận tải, đồng thời phê duyệt phương án kinh doanh kèm theo. Trường hợp không cấp giấy phép kinh doanh vận tải phải có thông báo bằng văn bản.

Các loại hình kinh doanh vận tải ô tô hiện nay.

Theo Điều 56 Luật Giao thông đường bộ 2008, các loại hình kinh doanh vận tải ô tô bao gồm:

* Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô.

Kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô bao gồm các hình thức sau:

– Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến với lịch trình, hành trình nhất định;

– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định;

– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền;

– Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định được thực hiện theo hợp đồng vận tải;

– Kinh doanh vận tải khách du lịch theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch.

* Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô.

Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô bao gồm các hình thức sau:

– Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường;

– Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải;

– Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng;

– Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm.

Mức phạt lỗi không đăng ký kinh doanh vận tải.

Mức phạt lỗi không đăng ký kinh doanh vận tải
Mức phạt lỗi không đăng ký kinh doanh vận tải

Căn cứ tại Khoản 4, Điều 28, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt  quy định:

“4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tổ chức hoạt động khai thác bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định;
b) Để xe ô tô không đủ điều kiện kinh doanh vận tải khách vào bến xe ô tô khách đón khách;
c) Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có Đăng ký kinh doanh, Giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định;
d) Thực hiện không đúng hình thức kinh doanh đã đăng ký trong Giấy phép kinh doanh vận tải;
đ) Không thực hiện việc cung cấp, cập nhật, lưu trữ, quản lý các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình theo quy định;
e) Không thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký, niêm yết về: Hành trình chạy xe; giá cước; giá dịch vụ; tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải;
g) Thành lập điểm giao dịch đón, trả khách trái phép (bến dù, bến cóc);
h) Sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định phương tiện phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng quy chuẩn theo quy định”.

Như vậy, với lỗi kinh doanh dịch vụ vận tải mà không có giấy phép kinh doanh sẽ bị xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải.

Xe tải không kinh doanh vận tải có cần phù hiệu?

Theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP. Từ ngày 01/07/2018 tất các loại xe kinh doanh vận tải, có thiết kế tải trọng dưới 3,5 tấn bắt buộc phải gắn Thiết bị giám sát hành trình và làm phù hiệu xe. Việc tất cả các xe tải kinh doanh vận tải đều phải gắn logo và làm phù hiệu xe là quy định mang tính bắt buộc. Nếu không thực hiện đúng sẽ phải chịu những mức xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành.

Không dán phù hiệu xe tải bị xử phạt như thế nào?

Đối với người điều khiển xe

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe không dán phù hiệu xe tải như sau:

Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải; máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ

6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

d) Điều khiển xe không có hoặc không gắn phù hiệu theo quy định; hoặc có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng; hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

9. Ngoài việc bị phạt tiền; người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: 

a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm d Khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

Như vậy đối với hành vi điều khiển xe không dán phù hiệu xe tải, bạn sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng. Ngoài việc bị phạt tiền; bạn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Đối với chủ xe

Bên cạnh việc xử phạt người điều khiển xe khi lái xe không dán phù hiệu. Chủ xe trong trường hợp này cũng xe bị xử phạt. Cụ thể mức xử phạt như sau:

  • Đối với cá nhân là chủ xe: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
  • Đối với tổ chức là chủ xe: Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Mức phạt lỗi không đăng ký kinh doanh vận tải“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, Đăng ký bảo hộ logo, Giấy phép bay flycam, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Xe không kinh doanh vận tải được hiểu như thế nào?

Xe không kinh doanh vận tải là xe không thuộc những trường hợp trên. Sử dụng xe không với mục đích sinh lợi. Không phát sinh lợi nhuận trong quá trình vận chuyển. Xét theo diện này, xe không kinh doanh vận tải sẽ không cần phải làm phù hiệu xe.

Có thể xin giấy phép vận tải ở đâu?

Việc xin giấy phép được thực hiện tại Sở Giao thông vận tải nơi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã hoạt động.

Lệ phí, phí cấp giấy phép vận tải là bao nhiêu?

Mức thu lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vận tải là 200.000 đồng/giấy phép. Trong trường hợp đổi, cấp lại (do hết hạn, mất, hỏng, thay đổi tên người đại diện theo pháp luật, thay đổi địa điểm kinh doanh, bổ sung ngành nghề kinh doanh): 50.000 đồng/lần cấp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.