Trong cuộc sống không ít các hoàn cảnh trẻ em mồ côi; người mắc các bệnh tâm thần không điều khiển được nhận thức và hành vi; vậy họ làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình? Bởi lẽ đó pháp luật đã quy định về chế định giám hộ. Nhưng hiện nay lại xảy ra tình trạng lợi dụng quyền và nghĩa vụ của người giám hộ để trục lợi. Hành vi này là không đúng với mục đích mà Nhà nước thiết lập. Vậy hành vi sẽ này bị xử lý như thế nào? Luật sư X sẽ giải đáp trong bài viết: Lợi dụng quyền và nghĩa vụ của người giám hộ để trục lợi xử lý như nào? Mời bạn đọc theo dõi!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Quy định về quyền và nghĩa vụ của người giám hộ
Người giám hộ là ai?
Giám hộ là việc các cá nhân; pháp nhân (người giám hộ) sau đây thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (gọi chung là người được giám hộ).
- Được luật quy định;
- Được Ủy ban nhân dân cấp xã cử;
- Được Tòa án chỉ định
- Người được sự đồng ý lựa chọn của người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ khi họ ở tình trạng cần được giám hộ. Trong đó; việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
Quyền của người giám hộ?
Theo quy định tại điều 58 của Bộ luật dân sự; người giám hộ có các quyền sau đây
– Người giám hộ của người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự
- Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc; chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
- Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
- Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập; thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền; lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
– Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức; làm chủ hành vi.
Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức; làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền nêu trên.
Nghĩa vụ của người giám hộ
Vì người được giám hộ bao gồm các chủ thể có đặc điểm về năng lực hành vi khác nhau; nên do đó nghĩa vụ của người giám hộ trong các trường hợp khác nhau là khác nhau.
Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi
- Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.
- Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự; trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập; thực hiện giao dịch dân sự. Quản lý tài sản của người được giám hộ.
- Bảo vệ quyền; lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi
- Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
- Quản lý tài sản của người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
– Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự:
Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây:
- Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
- Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;
- Quản lý tài sản của người được giám hộ;
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
– Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi dân sự:
Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức; làm chủ hành vi có nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án trong số các nghĩa vụ nêu trên.
Lợi dụng quyền và nghĩa vụ của người giám hộ để trục lợi xử lý như nào?
Thế nào là lợi dụng quyền và nghĩa vụ của người giám hộ để trục lợi?
Pháp luật quy định về chế định giám hộ đó là với mục đích của việc giám hộ là bảo đảm cho những người chưa thành niên hoặc người mất NLHVDS được chăm sóc và giáo dục; được bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp. Việc bảo vệ như thế này đã được tiến hành thay cho người được giám hộ trong việc quản lí tài sản; họ có thể tự mình hoặc giám sát người được giám hộ trong việc sử dụng và định đoạt tài sản vì lợi ích người được giám hộ sao cho tốt nhất. Chính vì vậy; mọi hành vi lợi dụng quyền và nghĩa vụ của người giám hộ dể trực lợi đều bị xử lý theo quy định.
Trên thực tế; phát sinh rất nhiều trường hợp mang lại bất lợi cho người được giám hộ. Đó là những người có dã tâm; họ đã lợi dụng những quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ nên người giám hộ; đã có những hành vi mang tính chất trục lợi cá nhân. Điều này có nghĩa là; trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ giám hộ; người giám hộ có thể lợi dụng tình trạng yếu về mặt thể chất và tinh thần của người được giám hộ để tìm cách thay đổi; không thực hiên hoặc trốn tránh nghĩa vụ theo hướng có lợi cho bản thân. Lợi ở đây bao gồm cả lợi ích vật chất và tinh thần.
Lợi dụng quyền và nghĩa vụ của người giám hộ để trục lợi xử lý như nào?
Pháp luật vốn hình thành chế định giám hộ để có thể bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của những người chưa hoăc không đủ khả năng tự bảo vệ mình. Vậy mà lại nhân cơ hội đó nảy sinh những hành vi trục lợi cho bản thân. Quả thực đáng lên án và có những mức xử phạt thích đáng.
- Mức xử phạt hành chính đối với hành vi lợi dụng việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ để trục lợi
Căn cứ điểm a Khoản 2 Điều 61 Nghị định 82/2020/ ND-CP quy định đối với hành vi lợi dụng việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ để trục lợi bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Có thể bạn quan tâm:
- Lợi dụng con nuôi nhằm bóc lột sức lao động xử lý như thế nào năm 2022
- Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số xử lý thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Lợi dụng quyền và nghĩa vụ của người giám hộ để trục lợi xử lý như nào? “.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, thành lập công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, thủ tục cấp hộ chiếu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Nghị định 82/2020/NĐ-CP; Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ giám hộ sau khi đã đăng ký giám hộ.
Theo quy định tại điểm bkhoản 2 Điều 61 Nghị định 82/2020/NĐ-CP; hành vi trên sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. NGoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là: Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh và chi phí khác (nếu có) đối với hành vi vi phạm (điểm b khoản 3).
Theo quy định mới nhất năm 2022; hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án sẽ bị xử phạt từ 03 – 05 triệu đồng.