Nói ngọng có được làm luật sư không?

18/07/2022
651
Views

Xin chào Luật sư. Cháu tên là Phượng. Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên cháu lên đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể đó là liệu nói ngọng có được làm luật sư không? Tiêu chuẩn để trở thành Luật sư tại Việt Nam? Mong sớm nhận được phản hồi từ quý Luật sư.

Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư 247:

Căn cứ pháp luật

Thông tư 05/2021/TT-BTP 

Luật sư là gì?

Căn cứ Điều 2 Văn bản hợp nhất Luật Luật sư Số: 03/VBHN-VPQH thì luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).

Nói ngọng có được làm luật sư không?

Rõ ràng kỹ năng nói là nét đặc trưng của nghề luật đặc biết là với giới luật sư. Bạn phải truyền tải những lời lẽ, quan điểm của mình tới cơ quan tiến hành tố tụng để bảo vệ thân chủ hoặc bạn phải trở thành một nhà thương thuyết tài ba để có thể đàm phán, dàn xếp một vụ kinh doanh thương mại. Do đó kỹ năng nói là một kỹ năng quan trọng và dĩ nhiên nó cần được rèn luyện từ khi bạn còn là một cô, một cậu sinh viên.

Nói lắp, nói ngọng hoặc quá lạm dụng tiếng địa phương sẽ khiến bạn khó trở thành một luật sư giỏi nếu như không nói là chẳng bao giờ. Cho nên hay thay đổi bởi “căn bệnh” nói lắp, nói ngọng hoặc nói tiếng địa phương có thể chữa nếu bạn muốn.

Hãy tập cho mình thói quen nói chậm lại, nói ngắn gọn và súc tích. Lời lẽ của luật sư sẽ trở nên đanh thép, hùng hồn và đầy sức thuyết phục nếu như bạn có thể nói rõ ràng, đúng, trúng vấn đề cần phải nói.

Liệu nói ngọng có được làm luật sư không?
Liệu nói ngọng có được làm luật sư không?

Tiêu chuẩn để trở thành Luật sư tại Việt Nam?

Để trở thành Luật sư tại Việt Nam, một cá nhân có thể mất một thời gian ít nhất là trên 6 năm (hoặc dài hơn) vì phải hoàn thành các khóa học, chương trình học, tập sự, kiểm tra theo quy định.

Để trở thành Luật sư tại Việt Nam thì yếu tố đầu tiên cần đáp ứng là công dân Việt Nam. Trung thành Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật và có phẩm chất đạo đức tốt.

Yếu tố thứ hai là có bằng cử nhân Luật. Hiện nay, ở nước ta có các trường luật, khoa luật đào tạo cử nhân ngành luật cho các bạn sinh viên có mong muốn làm luật sư hoặc các ngành khác trong hệ thống Tư pháp Việt Nam. Trải qua 04 năm đại học, đáp ứng được các điều kiện tối thiểu và bắt buộc của nhà trường sẽ được cấp bằng tốt nghiệp cử nhân luật.

Sau khi bằng cử nhân luật các bạn sẽ tiến hành tham gia vào lớp đào tạo luật sư tại học viện tư pháp, trải qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, bộ tư pháp sẽ kết hợp tổ chức luật sư tiến hành kiểm tra kết quả tập sự hành nghề, sau khi trải qua các kì thi sẽ được cấp giấy chứng nhận hành nghề luật.

Điều kiện để hành nghề luật sư cần đáp ứng đủ tiêu chuẩn hành nghề luật sư, có chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một đoàn luật sư trên lãnh thổ Việt Nam.

Quy trình để trở thành Luật sư?

Để trở thành Luật sư là một quá trình gian nan và vất vả, bắt đầu từ khi bạn 18 tuổi và để có được chứng chỉ hành nghề luật sư vào năm bao nhiêu tuổi lại tùy thuộc vào khả năng của từng người. Có thể phụ thuộc từ khả năng tài chính, kiến thức và vô vàn những yếu tố bên ngoài tác động. Luật không phải là một ngành dễ học mà muốn trở thành luật sư thì càng không phải là điều dễ dàng. Thế nên, niềm đam mê, yêu thích nghề là yếu tố đầu tiên giúp bạn không từ bỏ trên con đường học luật, hành nghề luật.

Các trường luật, khoa luật tại Việt Nam hiện nay khá nhiều từ trường đào tạo công lập đến đào tạo dân lập, tùy vào khả năng của các bạn mà lựa chọn ngôi trường mình yêu mến và có khả năng theo học để đăng ký học trong suốt 04 năm đại học. Thành quả  cuối cùng của 4 năm đại học là tấm bằng cử nhân luật trên tay. Lúc này, sẽ có nhiều con đường để bạn lựa chọn: theo con đường nghiên cứu học lên thạc sĩ, làm việc ở Tòa án, viện kiểm sát, đi làm ở các văn phòng luật sư, công ty luật, bộ phận pháp chế của các công ty,…

Niềm yêu thích cộng với khả năng thì các bạn đã sẽ bắt đầu một quy trình học mới, học để trở thành Luật sư.

Quá trình 1: tham gia khóa đào tạo luật sư tại cơ sở đào tạo luật sư. Hiện nay cơ sở đào tạo luật sư chỉ có ở Học viện tư pháp tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian đào tạo là 12 tháng. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Luật sư sẽ được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo luật sư.

Quá trình 2: sau khi có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo luật sư, tham gia tập sự hành nghề tại tổ chức hành nghề luật sư. Tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương nào thì người tập sự tham gia vào đoàn luật sư của địa phương đó. Thời gian tập sự là 12 tháng.

Yêu cầu đối với người hướng dẫn tập sự: có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hành nghề luật sư và không thuộc các trường hợp đang bị xử lý kỷ luật do vi phạm Luật luật sư, điều lệ và các quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp luật sư và quy định khác của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp luật sư. Mỗi luật sư không được hướng dẫn quá 03 người tập sự.

Quá trình 3: kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư. Sau 12 tháng tập sự hành nghề luật sư, ban chủ nhiệm Đoàn luật sư xem xét và lập danh sách những người tham gia kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư lên Liên đoàn luật sư Việt Nam. Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư sẽ tiến hành kiểm tra. Khi những người tập sự vượt qua bài kiểm tra sẽ được Hội đồng kiểm tra cấp giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

Quá trình 4: Những người đã qua quá trình kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư lên ban chủ nhiệm Đoàn luật sư. Hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ sau đây:

– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tập sự hành nghề luật sư (theo mẫu);

– Phiếu lý lịch tư pháp;

– Giấy chứng nhận sức khỏe;

– Bằng cử nhân luật hoặc bằng thạc sỹ luật (bản sao);

– Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư (bản sao).

Yêu cầu đối với người hướng dẫn tập sự: có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hành nghề luật sư và không thuộc các trường hợp đang bị xử lý kỷ luật do vi phạm Luật luật sư, điều lệ và các quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp luật sư và quy định khác của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp luật sư. Mỗi luật sư không được hướng dẫn quá 03 người tập sự.

Quá trình 3: kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư. Sau 12 tháng tập sự hành nghề luật sư, ban chủ nhiệm Đoàn luật sư xem xét và lập danh sách những người tham gia kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư lên Liên đoàn luật sư Việt Nam. Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư sẽ tiến hành kiểm tra. Khi những người tập sự vượt qua bài kiểm tra sẽ được Hội đồng kiểm tra cấp giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

Quá trình 4: Những người đã qua quá trình kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư lên ban chủ nhiệm Đoàn luật sư. Hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ sau đây:

– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tập sự hành nghề luật sư (theo mẫu);

– Phiếu lý lịch tư pháp;

– Giấy chứng nhận sức khỏe;

– Bằng cử nhân luật hoặc bằng thạc sỹ luật (bản sao);

– Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư (bản sao).

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Liệu nói ngọng có được làm luật sư không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, thủ tục sang tên nhà đất, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102.

Có thể bạn quan tâm

Các câu hỏi thường gặp

Người được miễn đào tạo nghề luật sư?

Căn cứ theo Điều 13 Văn bản hợp nhất Luật luật sư Số: 03/VBHN-VPQH thì người được miễn đào tạo nghề luật sư gồm:
– Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.
– Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật.
– Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
– Đã là thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.

Quy định về bí mật thông tin?

Căn cứ theo Điều 25 Văn bản hợp nhất Luật luật sư Số: 03/VBHN-VPQH thì bí mật thông tin được quy định như sau:
– Luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
– Luật sư không được sử dụng thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
– Tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm bảo đảm các nhân viên trong tổ chức hành nghề không tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng của mình.

Hoạt động đại diện ngoài tố tụng của luật sư?

Căn cứ theo Điều 29 Văn bản hợp nhất Luật luật sư Số: 03/VBHN-VPQH thì hoạt động đại diện ngoài tố tụng của luật sư được quy định như sau:
– Luật sư đại diện cho khách hàng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc mà luật sư đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức nơi luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.
– Khi đại diện cho khách hàng, luật sư có quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật có liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.