Lệ phí, án phí là khoản tiền chi trả cho việc giải quyết vụ án tại tòa án. Với tác dụng hỗ trợ cho Nhà nước trong việc chi trả các chí phí tố tụng, nó còn giúp người dân ý thức hơn trong việc tự bảo vệ quyền lợi của mình để hạn chế những sự việc không đáng kiện đến Tòa án mà vẫn yêu cầu Tòa án giải quyết gây mất thời gian. Nhưng đối với một vụ án, không chỉ có cách giải quyết bằng việc xét xử mà đối với các trường hợp như đình chỉ, hoãn, có sự thỏa thuận giữa các bên,… thì Tòa vẫn phải giải quyết vấn đề lệ phí, án phí. Vậy Lệ phí, án phí giải quyết thế nào khi đình chỉ giải quyết vụ việc ly hôn? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Án phí là gì
Là số tiền mà đương sự phải nộp khi tòa án đã giải quyết vụ án bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật. Theo Điều 143 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 án phí dân sự gồm: Án phí sơ thẩm: Vụ án có giá ngạch và Vụ án không có giá ngạch; và Án phí phúc thẩm.
Lệ phí là gì
Là số tiền mà đương sự, người yêu cầu phải nộp khi yêu cầu tòa án cấp giấy tờ hoặc giải quyết việc dân sự.
Theo Điều 4 Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14
– Lệ phí giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động
– Lệ phí công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài…
– Lệ phí giải quyết yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.
– Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
– Lệ phí khác, gồm:
+ Lệ phí xét tính hợp pháp của cuộc đình công;
+ Lệ phí bắt giữ tàu biển, tàu bay;
+ Lệ phí thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam;
+ Lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài;
+ Lệ phí cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại Tòa án.
Ý nghĩa của việc thu án phí, lệ phí
Việc thu án phí, lệ phí phản ánh đúng bản chất của vụ việc dân sự, đồng thời có ý nghĩa rất lớn đối với giải quyết vụ việc dân sự. Mặt khác, cũng góp phần bảo đảm thực hiện được chính sách tài chính của Nhà nước.
Trong vụ việc dân sự, đương sự là người có quyền lợi ích liên quan đến vụ án. Việc Tòa án giải quyết vụ việc dân sự là vì lợi ích riêng của đương sự nên buộc đương sự phải chịu một phần các chi phí tố tụng.
Bên cạnh đó thu án phí, lệ phí liên quan đến tài chính của đương sự nên có tác dụng buộc các đương sự phải suy nghĩ cẩn thận trước khi khởi kiện, yêu cầu tòa án giải quyết việc dân sự và thực hiện các công việc khác. Qua đó, góp phần hạn chế việc khởi kiện, yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc dân sự không có căn cứ, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự gây khó khăn cho việc giải quyết vụ việc dân sự của tòa án.
Đồng thời việc thu án phí, lệ phí còn bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước bù đắp các khoản chi phí mà nhà nước bỏ ra để thực hiện các hoạt động trong công tác xét xử của tòa án, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Lệ phí án phí giải quyết thế nào khi đình chỉ giải quyết vụ việc ly hôn?
Căn cứ Khoản 5 Điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết. Tòa án không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục chung do Bộ luật này quy định.
Khoản 5 Điều 25 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định:
Trường hợp đình chỉ việc dân sự và thụ lý vụ án để giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 397 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì Tòa án phải yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự giải quyết vụ án theo thủ tục chung.
Căn cứ vào các quy định nêu trên, khi giải quyết vụ án, Tòa án phải xác định tư cách tố tụng của các đương sự, theo đó, nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định tại Khoản 1 Điều 146 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Trường hợp đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí thì được khấu trừ số tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đã nộp; nếu chưa đủ thì phải nộp phần còn thiếu; trường hợp đương sự không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì số tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đã nộp sẽ được giải quyết khi Tòa án quyết định án phí.
Án phí ly hôn đơn phương là bao nhiêu?
Điều 195, BLTTDS 2015 quy định như sau:
“Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.”
Đối với vụ án Hôn nhân và gia đình thì nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.
Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm: 300.000 đồng. Trường hợp đơn phương nộp đơn ly hôn thì người yêu cầu phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng. Nếu hai vợ chồng có tranh chấp về việc chia tài sản chung thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia. Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch như sau: (trích danh mục mức án phí, lệ phí tòa án, ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016).
Giá trị tài sản có tranh chấp
Mức án phí
a) từ 6.000.000 đồng trở xuống
300.000 đồng
b) Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng
5% giá trị tài sản có tranh chấp
c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng
20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
d) Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng
36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng
đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng
72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng
e) Từ trên 4.000.000.000 đồng
112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Lệ phí, án phí giải quyết thế nào khi đình chỉ giải quyết vụ việc ly hôn??”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: thuế môn bài của chi nhánh hạch toán phụ thuộc, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm
- Quy trình giải quyết khiếu nại mới nhất như thế nào?
- Khiếu nại quyết định cưỡng chế thu hồi đất trái
- Theo quy định giáo viên còn bao nhiêu năm làm việc thì phải nâng chuẩn trình độ đại học?
Câu hỏi thường gặp
Cần xác định vụ án có tranh chấp về việc chia tài sản hay không. Nếu không tranh chấp về tài sản thì nguyên đơn có nghĩa vụ nộp án phí; trường hợp có tranh chấp về tài sản thì ngoài án phí dân sự sơ thẩm 300.000 đồng còn chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia.
Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí ly hôn sơ thẩm:
Được quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí ly hôn sơ thẩm, nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp có lý do chính đáng;
Cũng theo quy định tại Điều 13 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, Tòa án có thể giảm 50% mức tạm ứng án phí, án phí mà người đó phải nộp nếu gặp sự kiện bất khả kháng khiến bản thân không còn đủ tài sản để nộp và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
Trong đó, sự kiện bất khả kháng được quy định tại Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015. Đây là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Theo đó, để được giảm án phí thì vợ hoặc chồng – người có nghĩa vụ nộp phải gửi đơn cho Tòa án có thẩm quyền yêu cầu giảm án phí kèm theo các chứng cứ, tài liệu chứng minh bản thân đủ điều kiện được giảm án phí.
Đơn đề nghị bắt buộc phải có các nội dung:
– Ngày, tháng, năm làm đơn;
– Họ, tên, địa chỉ của người làm đơn;
– Lý do và căn cứ đề nghị miễn, giảm.