Theo quy định giáo viên còn bao nhiêu năm làm việc thì phải nâng chuẩn trình độ đại học?

09/09/2022
Theo quy định giáo viên còn bao nhiêu năm làm việc thì phải nâng chuẩn trình độ đại học?
405
Views

Xin chào Luật Sư 247. Tôi tên là Thu Hường, hiện nay đang là giáo viên cấp 2. Tôi nghe nói Nhà nước yêu cầu giáo viên các cấp phải được đào tạo trình độ đại học, tôi chỉ có bằng cao đẳng nhưng bây giờ lại chỉ còn 3 năm nữa sẽ nghỉ hưu nên không biết có phải nâng chuẩn trình độ đại học. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi thắc mắc giáo viên còn bao nhiêu năm làm việc thì phải nâng chuẩn trình độ đại học? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Theo quy định giáo viên còn bao nhiêu năm làm việc thì phải nâng chuẩn trình độ đại học?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Mục tiêu của giáo dục đại học là gì?

Tại Điều 39 Luật Giáo dục 2019 quy định mục tiêu của giáo dục đại học như sau:

1. Đào tạo nhân lực trình độ cao, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học và công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế.

2. Đào tạo người học phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; có tri thức, kỹ năng, trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng nắm bắt tiến bộ khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo, khả năng tự học, sáng tạo, thích nghi với môi trường làm việc; có tinh thần lập nghiệp, có ý thức phục vụ Nhân dân

Những ai phải thực hiện nâng chuẩn trình độ?

Theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019, trình độ chuẩn của giáo viên các cấp được yêu cầu cao hơn. Do đó, những người chưa đạt chuẩn trình độ phải thực hiện nâng chuẩn theo lộ trình Chính phủ đề ra.

Cụ thể, những giáo viên phải thực hiện nâng chuẩn trình độ gồm:

Giáo viên mầm non: Những giáo viên chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm;

Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở: Những giáo viên chưa có bằng cử nhân sư phạm trở lên.

Ngoài ra, tại Điều 2 dự thảo Nghị định quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, cụ thể các đối tượng thực hiện nâng chuẩn gồm:

Giáo viên mầm non:

Chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên;

Tính từ ngày 01/7/2020 còn đủ 07 năm công tác cho đến tuổi nghỉ hưu;

Giáo viên tiểu học:

Chưa có bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên;

Giáo viên có trình độ trung cấp tính từ 01/7/2020 đến tuổi được nghỉ hưu còn đủ 08 năm công tác; Giáo viên có trình độ cao đẳng tính từ 01/7/2020 đến tuổi được nghỉ hưu còn đủ 07 năm công tác;

Giáo viên trung học cơ sở:

Chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên;

Tính từ ngày 01/7/2020 đến tuổi được nghỉ hưu, còn đủ 07 năm công tác.

Như vậy, nếu dự thảo được thông qua thì những đối tượng giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ và có thời gian công tác theo yêu cầu phải thực hiện nâng trình độ chuẩn.

Giáo viên còn bao nhiêu năm làm việc thì phải nâng chuẩn trình độ đại học?

Tại điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019 có quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo như sau:

– Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

– Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 2 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định về lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trong đó:

Giáo viên tiểu học chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 1/7/2020 còn đủ 08 năm công tác (96 tháng) đối với giáo viên có trình độ trung cấp, còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đối với giáo viên có trình độ cao đẳng đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.

Như vậy, tính từ ngày 1/7/2020 giáo viên cấp trung học cơ sở có trình độ cao đẳng còn đủ từ 07 năm công tác phải nâng chuẩn trình độ. Còn nếu ít hơn thì không bắt buộc phải nâng chuẩn trình độ.

Theo quy định giáo viên còn bao nhiêu năm làm việc thì phải nâng chuẩn trình độ đại học?
Theo quy định giáo viên còn bao nhiêu năm làm việc thì phải nâng chuẩn trình độ đại học?

Không đạt chuẩn trình độ, giáo viên có bị tinh giản biên chế không?

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019 như sau:

Môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

Do đó, mặc dù sắp tới trình độ chuẩn của giáo viên được yêu cầu cao hơn nhưng “khi môn học chưa có đủ giáo viên có bằng cử nhân sư phạm” thì vẫn có thể sử dụng giáo viên đáp ứng 02 điều kiện:

– Có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp;

– Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 6 Nghị định 108 năm 2014 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP, giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo sẽ bị tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp:

– Không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ;

– Được cơ quan bố trí việc làm khác, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

Như vậy, chỉ khi thuộc một trong hai trường hợp nêu trên, giáo viên chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ mới bị tinh giản biên chế.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Theo quy định giáo viên còn bao nhiêu năm làm việc thì phải nâng chuẩn trình độ đại học?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: quyết toán thuế tncn qua mạng, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Giáo dục đại học đào tạo những trình độ nào?

Căn cứ Điều 38 Luật giáo dục 2019 quy định:
Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
Như vậy, các trình độ đào tạo giáo dục đại học sẽ đào tạo 03 trình độ như đã nêu trên.

Giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ đại học thì được hưởng các quyền lợi gì?

Theo Khoản 1 Điều 10 Nghị định 71/2020/NĐ-CP, quyền của giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn bao gồm:
a) Được cơ quan quản lý, sử dụng tạo điều kiện về thời gian; được hỗ trợ tiền đóng học phí (áp dụng theo quy định hiện hành của pháp luật đối với sinh viên sư phạm);
b) Được tính thời gian đào tạo vào thời gian công tác liên tục;
c) Được hưởng 100 % lương và các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật.

Giáo viên tiểu học phải có bằng đại học không?

Theo Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên như sau:
“b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.”

Như vậy, theo quy định trên thì giáo viên tiểu học phải có bằng đại học thuộc ngành giáo dục đào tạo hoặc ngành chuyên ngành phù hợp kèm theo chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.