Lấy lại đất đã hiến tặng có hợp pháp hay không theo quy định pháp luật?

16/09/2021
Lấy lại đất đã hiến tặng có hợp pháp hay không theo quy định pháp luật?
896
Views

Những vấn đề liên quan tới đất đai luôn nhận được nhiều sự quan tâm. Đã có rất nhiều các văn bản quy phạm được ra đời để quy định về lĩnh vực đất đâi này. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều điểm còn gây nên sự thắc mắc cho người dân. Cụ thể có câu hỏi như sau về việc lấy lại đất đã hiến tặng:

“Chào Luật sư, trước 1954, gia đình tôi định cư ở vùng kinh tế mới, khai hoang mảnh đất 816 m2, được chính quyền khi đó viết giấy xác nhận. Năm 1955, gia đình tôi hiến tặng làm đất nghĩa trang. Năm 2018, các xã đã di dời toàn bộ hài cốt về nghĩa trang ở địa điểm mới, vừa xây dựng. Mảnh đất cũ được xã tôi tiếp quản. Gia đình tôi có thể lấy lại mảnh đất này không và phải làm những thủ tục gì? Mong được Luật Sư 247 giải đáp, tôi cảm ơn.”

Căn cứ pháp lý

Luật Hiến pháp Việt Nam 2013

Luật đất đai 2013

Nghị định 91/2019/NĐ-CP

Nghị định 45/2014/NĐ-CP

Quy định của pháp luật về quyền sử dụng đất

Theo điều 53 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp năm 2013) quy định:

“Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác; và các loại tài sản do Nhà nước đầu tư; quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu; và thống nhất quản lý”.

Bên cạnh đó, Luật Đất đai 2013 cũng quy định đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân và do Nhà nước làm chủ sở hữu. Nhà nước theo đó trao quyền sử dụng đất cho người dân thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất.

Luật cũng công nhận quyền sử dụng đất đối với những người sử dụng đất ổn định và quy định về quyền cũng như nghĩa vụ chung của người sử dụng đất.

Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Như vậy từ những phân tích ở đây; có thể hiểu việc hiến tặng đất chính là việc tặng cho lại quyền sử dụng mảnh đất đó. Và việc tặng cho, hiến tặng đất đai này sẽ được điều chỉnh theo quy định của pháp luật.

Lấy lại đất đã hiến tặng có hợp pháp hay không?

Theo khoản 5 điều 26 Luật Đất đai 2013:

Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Với quy định nói trên, ta không thể đòi lại thửa đất đã hiến tặng.

Đất đã hiến tặng có phải nộp tiền sử dụng đất không?

Tiền sử dụng đất là gì?

Khoản 21 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.”

Theo đó, tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi:

– Được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng.

– Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

– Được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất (cấp Sổ đỏ, Sổ hồng cho đất có nguồn gốc không phải là đất được Nhà nước giao, cho thuê).

Tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất đều là nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất nhưng khác nhau ở chỗ:

Tiền sử dụng đất là số tiền phải trả cho Nhà nước và chỉ thực hiện khi thuộc một trong ba trường hợp trên; trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp; còn thuế sử dụng đất là khoản nộp vào ngân sách nhà nước và nộp hàng năm.

Khi nào không phải nộp tiền sử dụng đất?

Nếu không thể lấy lại đất đã hiến tặng thì có phải nộp tiền sử dụng đất không, ta cùng theo dõi các quy định dưới đây.

Cụ thể, khoản 1, 2 điều 54 Luật Đất đai quy định Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau:

– Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này;

– Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên; đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

– Đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh;

– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 điều 55 của Luật này.

Đối với đất ở thì theo quy định tại khoản 1 điều 55 Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở.

Trường hợp gia đình có công với cách mạng hoặc thuộc hộ nghèo; hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; vùng biên giới, hải đảo thì bạn có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền miễn; giảm tiền sử dụng đất theo quy định tại điều 11, 12 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP.

Như vậy, nếu thuộc một các trường hợp trên thì sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất.

Hành vi lấn chiếm đất bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Theo các quy định trên việc lấy lại đất đã hiến tặng là không được phép và nếu vẫn còn có hành vi cố tình chiếm lại đất đã tặng cho thì người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt theo điều 14 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP như sau:

Mức phạt 1 hành vi lấn chiếm đất đai

Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn; chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn; chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn; chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn; chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Mức phạt 2 hành vi lấn chiếm đất đai

Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng; đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn; chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn; chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn; chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn; chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Mức phạt 3 hành vi lấn chiếm đất đai

Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ; đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn; chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn; chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn; chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn; chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn; chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Mức phạt 4 hành vi lấn chiếm đất đai

Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp; trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn; chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn; chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn; chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn; chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Quy định mức xử phạt

Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này) tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Biện pháp khắc phục hậu quả hành vi lấn chiếm đất đai

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;

b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;

c) Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;

d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thừa kế đất đai không có di chúc được pháp luật quy định thế nào?
Thủ tục tố cáo hành vi lấn chiếm đất đai được quy định như thế nào?
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật đất đai

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Lấy lại đất đã hiến tặng có hợp pháp hay không theo quy định pháp luật?“ . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Khi nào được miễn tiền sử dụng đất?

Căn cứ Điều 11 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, miễn tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau
+ Sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với:
Người có công với cách mạng.
Hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội.
+ Sử dụng đất để làm nhà ở cho người phải di dời do thiên tai.
+ Các trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Tặng cho bất động sản được quy định thế nào?

Theo điều 459, BLDS 2015:
1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Các hình thức mà Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất?

Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất hoặc cho thuê đất.
Giao đất có hai hình thức: có thu tiền sử dụng đất hoặc giao đất không thu tiền sử dụng đất.
Cho thuê đất có hai hình thức: Cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm hoặc cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Để lại một bình luận