Lập quỹ trái phép bị xử lý thế nào?

15/09/2021
Lập quỹ trái phép
1137
Views

Như đã biết; lập quỹ trái phép là hành vi được thực hiện bởi người có chức vụ quyền hạn và việc làm này phải gây ra hậu quả nghiêm trọng. Vậy với hành vi đó thì người có chức vụ, quyền hạn đó sẽ bị xử lý như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Nội dung tư vấn

Lập quỹ trái phép được hiểu như thế nào?

Điều 205 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017; có quy định về tội lập quỹ trái phép:

 “ Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái quy định  của pháp luật và đã dử dụng quỹ đó gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm….”

Theo đó; Lập quỹ trái phép là hành vi của người có chức vụ; quyền hạn đã dụng chức vụ, quyền hạn để lập quỹ trái với quy định của Nhà nước; và đã sử dụng quỹ đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Lập quỹ trái phép là một trong những tội phạm mang tính chất khá phức tạp và đang xảy ra rất phổ biến; để có thể hạn chế tội phạm này cần có sự hiểu biết cụ thể và nhìn nhận tội phạm một cách chính xác.

Các yếu tố cấu thành tội lập quỹ trái phép

Thứ nhất, khách thể của tội phạm

Xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là các quy định của Nhà nước về lập ra các loại quỹ. Đối tượng tác động của tội phạm này là tiền; hoặc tài sản mà người phạm tội dùng vào việc lập quỹ trái phép.

Thứ hai, chủ thể của tội phạm

Đây là chủ thể đặc biệt. Tội phạm này chỉ áp dụng đối với người có chức vụ; quyền hạn trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-chính trị và các tổ chức khác; không áp dụng đối với những người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn; hoặc các tổ chức có tính chất tư nhân khác.

Thứ ba, mặt khách quan

Hành vi khách quan: 

Người phạm tội cũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhưng là để lập quỹ trái phép chứ không phải là trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế một cách chung chung. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để lập quỹ trái phép.

Sử dụng quỹ đó gây hậu quả nghiêm trọng là lấy tiền hoặc tài sản trong quỹ mà trước đó người phạm tội đã lập trái phép chi tiêu hoặc dùng vào những việc mà cơ quan, tổ chức có nhu cầu. Nếu mới lập quỹ trái phép nhưng chưa sử dụng quỹ đó thì hành vi lập quỹ trái phép chưa cấu thành tội phạm dù số lượng tiền quỹ trái phép đó là bao nhiêu.

Hậu quả:

Đối với tội này; hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nhưng hậu quả phải là nghiêm trọng, nếu hậu quả chưa nghiêm trọng thì người phạm tội  phải là người dã bị xử lý kỉ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì mới cấu thành tội phạm. Tuy nhiên; hậu quả nghiêm trọng là hậu quả do hành vi sử dụng quỹ, chứ không phải là hành vi lập quỹ trái phép. Đây cũng là đặc điểm riêng của tội phạm này mà các tội phạm khác không có.

Các dấu hiệu khách quan khác của tội phạm: Ngoài hành vi khách quan; hậu quả, đối với tội lập quỹ trái phép, nhà làm luật còn quy định dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, đó là: Giá trị quỹ trái phép phải từ 50.000.000 đồng trở lên; thì mới cấu thành tội lập quỹ trái phép.

Thứ tư, mặt chủ quan

  • Lỗi của người phạm tội là do cố ý; tức là nhận thức rõ hành vi của mình là trái phép; biết rõ hành vi sử dụng quỹ đó là gây hậu quả nghiêm trọng; mong muốn cho hậu quả xảy ra; hoặc tuy không mong muốn nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
  • Động cơ, mục đích của người phạm tội này không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tuy nhiên; người phạm tội lập quỹ trái phép thường vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.

Trách nhiệm hình sự đối với tội lập quỹ trái phép

Căn cứ vào Điều 205 bộ luật hình sự; có 3 mức hình phạt sau:

Mức 1

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng
  • Hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm

Mức 2

Phạt tiền từ 100 triệu đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm nếu thuộc các trường hợp dưới đây:

  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt để trốn tránh việc kiểm soát
  • Để thực hiện hành vi vi phạm khác
  • Gây thiệt hại cho tài sản nhà nước từ 200 triệu đồng đến dưới 1 tỉ đồng

Mức 3

Phạt tù từ 5 năm đến 10 năm nếu gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước từ 1 tỉ đồng trở lên

Hình phạt bổ sung

Ngoài các hình phạt chính trên, người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung sau:

  • Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm
  • Phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng nếu hình thức phạt tiền chưa được áp dụng là hình phạt chính

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247; Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Các hình thức phạt đối với tội lập quỹ trái phép?

Hình phạt chính đối với tội lập quỹ trái phép có 3 hình thức:
– Phạt tiền.
– Phạt cải tạo không giam giữ.
– Phạt tù có thời hạn.

Các hành vi xâm phạm tài sản nhân dân để lập quỹ?

Xâm phạm tài sản riêng của nhân dân lấy tiền lập quỹ như:
– Tự ý đặt ra các khoản thu vào nhân dân ngoài chính sách, chế độ Nhà nước cho phép.
– Bớt xén công lao động, tiền thù lao của dân công,…

Các phương thức thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ?

Các phương thức thực hiện hành vi này có thể kể đến như sau:
Chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, bán đi lấy tiền lập quỹ, như lấy nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư;.…
– Dùng thủ đoạn để moi rút hoặc bớt xén kinh phí ngân sách của Nhà nước, như bịa đặt ra các khoản chi, quyết toán khống;.…
– Dùng trái phép tài sản của Nhà nước như dùng phương tiện vận tải, dụng cụ, máy móc… của Nhà nước để kiếm tiền lập quỹ riêng.
– Lợi dụng những sơ hở của chính sách, chế độ quản lý tài chính và vật tư của Nhà nước, hoặc cố ý làm sai những chính sách, chế độ đã có, để lấy tiền, lấy vật tư lập quỹ.
– Xâm phạm tài sản riêng của nhân dân lấy tiền lập quỹ .

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời