Di chúc chính là sự thể hiện ý chí của người để lại di sản cho người khác. Việc này được thực hiện rất nhiều, nhất là đối với quyền sử dụng đất. Trên thực tế việc; chia quyền sử dụng đất xảy ra rất nhiều tranh chấp giữa những người có quyền hưởng thừa kế. Một sô trường hợp giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và cho rằng đất đó sẽ thuộc về mình. Vậy trường hợp này, muốn lập di chúc chia thừa kế đối với mảnh đất đó nhưng không có sổ đỏ phải làm thế nào? Để làm rõ các thắc mắc này; Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Lập di chúc trong khi số đỏ bị người khác chiếm giữ có được không?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để hiểu hơn về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Quy định về việc lập di chúc
Di chúc là gì?
Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Như vậy, di chúc chính là ý chí của người để lại di sản, được pháp luật tôn trọng. Theo quy định trên thì chỉ khi người để lại di chúc chết thì di chúc mới có hiệu lực. Đồng thời, thời điểm người có tài sản chết thì Điều 611 Bộ luật Dân sự định nghĩa đây là thời điểm mở thừa kế.
Điều kiện về di chúc
Để di chúc có hiệu lực thì đây phải là di chúc hợp pháp. Về điều kiện hợp pháp của di chúc, Điều 630 Bộ luật Dân sự quy định:
Điều kiện về người lập di chúc
- Người thành niên được quyền lập di chúc khi minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc và phải lập bằng văn bản.
- Người bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ thì phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Điều kiện về di sản và người hưởng di sản
Di sản nêu trong di chúc phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
Tổ chức, cơ quan được chỉ định là người thừa kế phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Ngược lại, người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc thì di chúc không còn hiệu lực toàn bộ hoặc một phần.
Điều kiện về nội dung của di chúc
Nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội và gồm: Ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; họ và tên người, tổ chức được hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản…
Điều kiện về hình thức của di chúc
Đây được coi là một điều kiện trong trường hợp pháp luật quy định. Theo đó, di chúc phải được lập bằng văn bản. Nếu không thể lập di chúc bằng văn bản thì mới lập di chúc miệng.
Như vậy, chỉ khi người để lại di chúc chết; và di chúc hợp pháp tại thời điểm mở thừa kế thì di chúc mới có hiệu lực.
Lập di chúc trong khi số đỏ bị người khác chiếm giữ có được không?
Quyền lập di chúc
Về quyền lập di chúc của chủ thể. Theo quy định trên về điều kiện của người lập di chúc. Người có tài sản khi đáp ứng các yêu cầu về độ tuổi, nhận thức; ý chí và sự tự nguyện thì đều có quyền lập di chúc để lại di sản của mình cho người khác.
Đối với tài sản là quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất đó thuộc sở hữu hợp pháp của người có tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bạn có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất đó; chỉ là nó đang bị người khác chiếm giữ. Thông tin về quyền sử dụng đất của bạn vẫn được cơ quan có thẩm quyền lưu giữ. Và nó vẫn thuộc về bạn, dù hiện tại bạn không đang chiếm giữ.
Do đó nếu đủ điều kiện thì bạn hoàn toàn có quyền lập di chúc chia thừa kế đối với quyền sử dụng đất; dù sổ đỏ đó đang bị người khác chiếm giữ. Việc chiếm giữ đó là có thể là hợp pháp hoặc bất hợp pháp nhưng bạn vẫn có quyền đòi lại giấy chứng nhận đó.
Sổ đỏ bị người khác chiếm giữ bất hợp pháp phải làm thế nào?
Sổ đỏ thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người được trao quyền sử dụng đất hợp pháp. Do đó trong trường hợp này; khi phát hiện người chiếm giữ bất hợp pháp sổ đỏ, bạn có thể thực hiện như sau:
Trước tiên nên thỏa thuận, bạn có thể trực tiếp hoặc nhờ một bên thứ ba có tiếng nói (có thể là Luật sư, cán bộ địa phương,…) am hiểu pháp luật giải thích rõ cho người chiếm giữ hiểu giữ sổ đỏ của người khác không có nghĩa là sổ đỏ đó thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người chiếm giữ.
Nếu không thỏa thuận được; bạn nên thực hiện thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lý do là đã mất theo quy định tại Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định một số điều luật đất đai. Cụ thể:
Bước 01. Khai báo với UBND cấp xã nơi có đất về việc bị mất giấy chứng nhận. UBND cấp xã có trach nhiệm niêm yết thông báo tại trụ sở UBND
Bước 02. Sau 30 ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận, bạn nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận tại bộ phận một cửa hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;
- Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy.
Bước 03. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trình UBND cấp huyện ký quyết định hủy giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại giấy chứng nhận.
Thời gian để cấp lại giấy chứng nhận do bị mất là không quá 10 ngày; không bao gồm thời gian niêm yết thông báo mất giấy chứng nhận tại UBND xã là 30 ngày. Để cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bạn chỉ phải mất lệ phí địa chính.
Video Luật sư X giải đáp cho câu hỏi “Lập di chúc trong khi số đỏ bị người khác chiếm giữ có được không?“
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Lập di chúc trong khi số đỏ bị người khác chiếm giữ có được không?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Con không hiếu thảo thì có được lập di chúc để lại tài sản cho cháu?
- Hành vi lan truyền văn hoá phẩm đồi trụy xử phạt thế nào?
- Tại sao xăng lại có giá cao như vậy?
- Học trường quốc tế có được tạm hoãn gọi nhập ngũ?
Câu hỏi thường gặp
Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”
Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó.
Theo BLDS 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.