Làm sai lệch hồ sơ xử phạt hành chính sẽ bị xử lý thế nào?

05/04/2023
Công chức giả mạo làm sai lệch hồ sơ xử phạt hành chính sẽ bị xử lý thế nào?
307
Views

Xin chào Luật sư, hiện nay tôi đang ôn thi công chức nên có thắc mắc trong việc quy định xử lý kỷ luật đối với công chức, mong được luật sư tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể: khi một người vi phạm và bị xử lý kỷ luật, trong biên bản xử phạt 10-15 triệu đồng và bị tước giấy phép, nhưng công chức đã thực hiện việc sửa biên bản này và chỉ phạt theo khung từ 2-3 triệu và không bị tước giấy phép. Tôi thắc mắc hành vi này sẽ bị xử phạt thế nào? Khi công chức giả mạo làm sai lệch hồ sơ xử phạt hành chính sẽ bị xử lý thế nào? Trường hợp cán bộ làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính có bị phạt buộc thôi việc không?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luật sư 247, bạn theo dõi nội dung dưới đây để có câu trả lời nhé!

Căn cứ pháp lý

Hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính bao gồm những gì?

Căn cứ Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính như sau:

“Điều 57. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính

1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.

Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.”

Như vậy, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.

Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính có vi phạm pháp luật không?

Căn cứ Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a và điểm b khoản 5 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau:

– Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính.

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

– Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính.

– Không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

– Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng quy định tại Luật này.

– Xác định hành vi vi phạm hành chính không đúng; áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính.

– Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính.

– Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

– Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả.

Công chức giả mạo làm sai lệch hồ sơ xử phạt hành chính sẽ bị xử lý thế nào?
Công chức giả mạo làm sai lệch hồ sơ xử phạt hành chính sẽ bị xử lý thế nào?

– Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

– Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

– Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xử phạt vi phạm hành chính, người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, người bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.

– Chống đối, trốn tránh, trì hoãn hoặc cản trở chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Như vậy, giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính là hành vi bị cấm nên là hành vi vi phạm pháp luật.

Công chức giả mạo làm sai lệch hồ sơ xử phạt hành chính sẽ bị xử lý thế nào?

Căn cứ Điều 29 Nghị định 19/2020/NĐ-CP quy định hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức, viên chức có một trong các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính sau đây:

– Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính;

– Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

– Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính.

Như vậy, căn cứ quy định trên thì hành vi làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính của người này sẽ bị xem xét áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc.

Cán bộ có hành vi giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính thì bị xử lý kỷ luật thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 28 Nghị định 19/2020/NĐ-CP quy định hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ có một trong các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính sau đây:

– Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính;

– Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

– Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

– Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra;

– Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính; về thẩm quyền, thủ tục, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính;

– Không thực hiện kết luận kiểm tra;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính.

Như vậy, hành vi của cán bộ này là cố tình làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính nên theo quy định sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật cách chức.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Công chức giả mạo làm sai lệch hồ sơ xử phạt hành chính sẽ bị xử lý thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như tư vấn pháp lý về đăng ký lại khai sinh trực tuyến. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Mặt chủ quan của tội làm sai lệch hồ sơ vụ án là gì?

Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm này là lỗi của người phạm tội. Cụ thể là lỗi cố ý.

Mặt khách quan của tội làm sai lệch hồ sơ vụ án là gì?

Hành vi thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng tài liệu, vật chứng của vụ án; hoặc bằng thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung vụ án.
Tài liệu, vật chứng của vụ án được hiểu là tài liệu vật chứng của các vụ án đã được cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án thụ lý để giải quyết như vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính …
Hành vi khách quan của tội làm sai lệch hồ sơ là hành vi can thiệp vào tài liệu, vật chứng theo hướng làm sai lệch nội dung vụ án.
Những thủ đoạn can thiệp thông thường của tội phạm này là:
Thêm tài liệu (vd: biên bản lấy lời khai…), vật chứng (vd: công cụ phạm tội…)
Bớt tài liệu, vật chứng;
Sửa đổi tài liệu (vd: sửa giấy chứng thương, sửa biên bản lấy lời khai…), sửa đổi vật chứng;
Đánh tráo tài liệu, vật chứng (vd: thay tài liệu, vật chứng đang có trong hồ sơ bằng tài liệu, vật chứng giả);
Hủy hoặc làm hư hỏng tài liệu, vật chứng (vd: xé, đốt,…).

Chủ thể của tội làm sai lệch hồ sơ vụ án là những ai?

Chủ thể của tội làm sai lệch hồ sơ là chủ thể đặc biệt.
Chỉ là người có liên quan đến quản lý hồ sơ vụ án. Cụ thể gồm: Điều tra viên; Kiểm sát viên; Thẩm phán; Hội thẩm nhân dân; Thư ký tòa; người có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp khác (như thẩm tra viên, nhân viên văn thư,… của tòa án, cơ quan điều tra, viện kiểm sát có nhiệm vụ quản lý hồ sơ vụ án); người bào chữa; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.