Sản xuất, buôn bán hàng giả bị xử lý như thế nào?

10/09/2021
989
Views

Hiện nay, sản xuất buôn bán hàng giả đã không còn lạ lẫm. Rất nhiều người tiêu dùng đã mua phải hàng hóa kém chất lượng; hàng giả hàng nhái. Trong Bộ luật hình sự đã có quy định về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả; về hành vi vi phạm, lỗi, khung hình phạt và các quy định khác liên quan đến hành vi buôn bán hàng giả. Vậy Sản xuất, buôn bán hàng giả bị xử lý như thế nào?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Hàng giả là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, “hàng giả” bao gồm:

  • Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hoá không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
  • Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
  • Thuốc giả và dược liệu giả theo quy định tại khoản 33, khoản 34 Điều 2 Luật Dược năm 2016;
  • Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật; hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;
  • Hàng hoá có nhãn hàng hoá hoặc bao bì hàng hoá ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức; cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hoá; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố; mã số mã vạch của hàng hoá hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
  • Tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả.

Cấu thành tội buôn bán hàng giả

Chủ thể: Chủ thể của tội mua bán hàng giả không phải chủ thể đặc biệt; tức là bất cứ ai có khả năng chịu trách nhiệm hình sự (không mắc các bệnh về thần kin;, không mất năng lực điều khiển hành vi… ); và độ tuổi là đủ 16 trở lên đã có thể là chủ thể của tội này.

Khách thể: Đây là tội phạm xâm phạm đến trật tự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế. Cụ thể là liên quan đến việc chống hàng giả, chống buôn bán, chống sản xuất hàng chất lượng kém.

Mặt khách quan của tội phạm:

  • Về hành vi: Buôn bán hàng giả là hành vi sử dụng hàng giả để bán lại cho người tiêu dùng để kiếm lời.
  • Về mục đích: Bán hàng giả để thu được lợi nhuận cao.
  • Về hậu quả: Buôn bán hàng giả gây ra rất nhiều thiệt hại cho xã hội kể cả thiệt hại về vật chất cũng như là phi vật chất.
  • Đối với tội sản buôn bán hàng giả, hậu quả là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội phạm. Số hàng giả buôn bán phải có số lượng tương đương với hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên; hoặc nếu giá trị chưa đến 30 triệu thì phải kèm theo các dấu hiệu về nhân thân người phạm tội như là đã từng bị xử phạt hành chính; hoặc đã từng bị kết án trước đó.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội buôn bán hàng giả được thực hiện dưới lỗi cố ý; người phạm tội bán hàng mà họ biết rõ; hoặc buộc phải biết rõ là hàng giả; nhưng vì lợi nhuận mà vẫn bán số hàng hóa này cho khách hàng.

Sản xuất, buôn bán hàng giả bị xử lý như thế nào?

  • Khung 1: quy định khung hình bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; hoặc phạt từ 01 năm đến 05 năm quy định tại Khoản 1 Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
  • Khung 2: quy định khung hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm quy định tại Khoản 2 Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 khi thuộc một trong các trường hợp sau:
  • Khung 3: quy định khung hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm quy định tại Khoản 3 Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 khi thuộc một trong các trường hợp sau:

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Sản xuất, buôn bán hàng giả bị xử lý như thế nào?.

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Trong trường hợp pháp nhân thương mại thành lập chỉ để buôn bán hàng giả thì bị phạt thế nào?

Pháp luật hình sự quy định người phạm tội buôn bán hàng giả có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng, phạt tù đến 15 năm. Pháp nhân phạm tội này thì có thể bị phạt tiền đến 09 tỷ đồng hoặc đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Sản xuất hàng giả trị giá từ 20.000.000 đồng bị phạt thế nào?

Điểm a Khoản 1 Điều 192 Bộ Luật hình sự 2015 có quy định:
Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Hàng giả trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;

Sản xuất hàng giả trị gây chết người bị phạt bao nhiêu năm tù?

Điểm h Khoản 2 Điều 192 Bộ Luật hình sự 2015 có quy định:
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
h) Làm chết người.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận