Làm bảo hiểm có cần sổ hộ khẩu không?

26/09/2022
Làm bảo hiểm có cần sổ hộ khẩu không?
322
Views

Người dân có những trường hợp bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế. Khi mua bảo hiểm y tế, người đóng phải thực hiện một số thủ tục, hồ sơ. Vậy làm bảo hiểm có cần sổ hộ khẩu không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

Sổ hộ khẩu là gì?

Hộ khẩu là một phương pháp quản lý dân số chủ yếu dựa vào hộ gia đình. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp Nhà nước quản lý việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam.

Chế độ hộ khẩu ở Việt Nam được hình thành nhằm mục đích kiểm soát trật tự xã hội và quản lý kinh tế của đất nước. Chủ yếu được sử dụng ở các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam và một số quốc gia khác trên Thế giới.

Những mục đích sử dụng thông dụng của Sổ hộ khẩu.

  • Quyền chuyển nhượng, mua bán hay sở hữu đất:

Để tiến hành chuyển nhượng, mua bán đất, sổ hộ khẩu là một trong những giấy tờ chứng nhận, văn bản pháp lý trong trường hợp nhận thừa kế. Số hộ khẩu còn đảm bảo thi hành án cho các trường hợp liên quan đến quyền sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất.

  • Xác định nơi cư trú của công dân.

Sổ hộ khẩu thể hiện nơi cư trú của cá nhân thường xuyên sinh sống. Trong một vài trường hợp nếu không xác định được nơi ở thì sổ hộ khẩu chính là bằng chứng ghi nơi cư trú người đó đang sinh sống.

  • Một số thủ tục hành chính khác.

Sổ hộ khẩu là một loại giấy tờ pháp lý, nó rất cần thiết trong quá trình thực hiện các thủ tục như đăng ký thường trú, tạm trú, cấp đổi hộ khẩu, chuyển hay tách hộ khẩu. Ngoài ra, các thủ tục hành chính liên quan đến giấy phép kinh doanh, hộ chiếu, đăng ký kết hôn, chứng minh nhân dân, khai tử, khai sinh,… đều cần sử dụng đến sổ hộ khẩu.

Làm bảo hiểm có cần sổ hộ khẩu không?
Làm bảo hiểm có cần sổ hộ khẩu không?

Làm bảo hiểm có cần sổ hộ khẩu không?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình bao gồm:

  • Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng tham gia BHYT nhóm khác;
  • Người có tên trong sổ tạm trú, trừ những người thuộc đối tượng tham gia BHYT nhóm khác;
  • Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
  • Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội không được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.

Với quy định này có thể thấy, không bắt buộc mọi đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình đều phải có sổ hộ khẩu.

Và như vậy, nếu không thuộc đối tượng tham gia BHYT do người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng, do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng, do ngân sách Nhà nước đóng… và không có sổ hộ khẩu thì chỉ cần sổ tạm trú hoặc là chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội không được Nhà nước hỗ trợ đóng thì người dân đã có thể tham gia bảo hiểm y tế.

Làm bảo hiểm có cần sổ hộ khẩu không?
Làm bảo hiểm có cần sổ hộ khẩu không?

Hồ sơ, thủ tục mua bảo hiểm y tế khi không có sổ hộ khẩu

Hồ sơ mua bảo hiểm y tế khi không có sổ hộ khẩu

Theo Công văn số 3170/BHXH-BT về bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, để tham gia bảo hiểm y tế, người dân cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế (mẫu TK1-TS);
  • Sổ tạm trú hoặc giấy tờ chứng minh đối tượng;
  • Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác có ảnh.


Thủ tục mua bảo hiểm y tế khi không có sổ hộ khẩu

Sau khi có đủ các giấy tờ nêu trên, người dân thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1. Xác định trụ sở, đại lý thu bảo hiểm y tế và cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu

Hiện nay, để thuận tiện cho người dân, cơ quan bảo hiểm xã hội đã tổ chức các điểm, đại lý thu bảo hiểm tại từng xã, phường, thị trấn.

Đồng thời, nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu thường là cơ sở khám, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương.

Bước 2. Đến đại lý thu đã xác định làm thủ tục mua bảo hiểm y tế

Đến đây, người dân xuất trình các giấy tờ trong hồ sơ của mình và làm theo hướng dẫn của cán bộ tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3. Đóng tiền bảo hiểm y tế

Sau khi nộp hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra, đối chiếu. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, người mua sẽ đóng tiền tham gia bảo hiểm y tế và được cấp thẻ bảo hiểm y tế sau 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ (theo khoản 11 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014).

Thẻ bảo hiểm y tế sẽ có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày đại lý thu bảo hiểm y tế nộp tiền vào tài khoản bảo hiểm y tế cấp quận, huyện.

Tăng tiền lương tháng đóng bảo hiểm y tế tối thiểu

Theo khoản 2 Điều 3 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014, mức đóng BHYT của người lao động được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc.

Cùng với đó, khoản 2 Điều 58 Luật Việc làm 2013 cũng ghi nhận, tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động làm việc tại doanh nghiệp chính là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc của người đó.

Đặc biệt, điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 còn yêu cầu mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu phải đảm bảo:

  • Với người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
  • Với người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề: Cao hơn ít nhất 7% lương tối thiểu vùng.
  • Với người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 5% mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện bình thường.
  • Với người lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 7% mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện bình thường.

Như vậy, từ ngày 01/7/2022, khi lương tối thiểu vùng tăng, mức tiền lương tính đóng BHXH, BHYT, BHTN tối thiểu của người lao động cũng sẽ tăng tương ứng.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Làm bảo hiểm có cần sổ hộ khẩu không?. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư; mẫu hợp đồng ủy quyền làm sổ đỏ; gia hạn thời hạn sử dụng đất; dịch vụ thám tử theo dõi điện thoại; phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm,… của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Những quyền lợi khi tham gia BHYT là gì?

Những người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được nhận những quyền lợi sau theo quy định của luật bảo hiểm y tế:
– Được cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp thẻ bảo hiểm y tế sau khi đóng bảo hiểm y tế
– Được lựa chọn cơ sở y tế thuận lợi gần với nơi ở hoặc nơi công tác theo hướng dẫn của cơ quan Bảo hiểm xã hội để đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu. Ngoài ra, người tham gia còn được đổi nơi đăng ký ban đầu vào mỗi quý.
– Được khám chữa bệnh và được cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán chi trả một phần một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh tùy vào từng đối tượng và tình hình bệnh tật của người tham gia theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế. Cụ thể như sau:
100% chi phí khám chữa bệnh đối với các đối tượng:
– Trẻ em dưới 6 tuổi, người có công với cách mạng, người đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
– Đối tượng khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã. Các trường hợp có tổng chi phí khám chữa bệnh trong 1 lần thấp hơn 15% mức lương cơ sở.
– Đối tượng tham gia BHYT liên tục 5 năm trở lên tính từ thời điểm đi KCB đúng tuyến và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB BHYT lũy kế trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.
95% cơ sở khám chữa bệnh đối với những đối tượng:
– Người đang hưởng lương hưu, người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng. Người thuộc hộ gia đình nghèo.
– Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn và thân nhân của liệt sỹ.
80% chi phí khám chữa bệnh áp dụng cho những đối tượng tham gia BHYT không thuộc những đối tượng trên.
– Được cơ quan Bảo hiểm y tế, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và các cơ quan có liên quan giải thích, cung cấp thông tin về chế độ BHYT.
– Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về BHYT.

Bảo hiểm y tế là gì?

Bảo hiểm y tế là loại bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng do cơ quan nhà nước ban hành nhằm phục vụ bảo vệ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân, không vì mục đích lợi nhuận.
Người dân khi tham gia bảo hiểm y tế sẽ được chi trả hộ một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh nhằm hỗ trợ người tham gia giảm thiểu các chi phí chăm sóc sức khỏe hay các chi phí liên quan đến việc điều trị, phục hồi sức khoẻ,… trong những trường hợp như tai nạn, bệnh tật,…


Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bao gồm đối tượng nào?

Bảo hiểm y tế hiện nay có 2 loại là bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện. Đối với bảo hiểm y tế bắt buộc gồm có các nhóm đối tượng phải tham gia bảo hiểm y tế theo Điều 12 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 như sau:
– Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;
– Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
– Nhóm do ngân sách nhà nước đóng;
– Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng;
– Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình; trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 điều này.
Những đối tượng không thuộc một trong những trường hợp trên thì việc tham gia bảo hiểm y tế dựa trên sự tự nguyện.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.