Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định mới

29/09/2021
Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành
974
Views

Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc cung cấp các tour du lịch cho các hành khách có nhu cầu. Loại hình kinh doanh này hứa hẹn có thể mang lại nguồn lợi to lớn cho doanh nghiệp. Pháp luật đã quy định rất rõ các thủ tục cũng như điều kiện thành lập doanh nghiệp lữ hành. Trong đó, khi thành lập doanh nghiệp lữ hành; chủ doanh nghiệp phải thực hiện ký quỹ. Vậy ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành như thế nào? Luật Sư 247 có nhận được câu hỏi như sau.

Chào Luật sư 247, tôi có thắc mắc như sau. Tôi có thành lập một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ lữ hành nội địa. Lúc thành lập công ty, tôi được yêu cầu phải ký quỹ tại ngân hàng. Mong Luật Sư có thể giải đáp nhanh chóng giúp tôi. Xin cảm ơn Luật Sư.

Luật sư 247 xin tư vấn như sau:

Mức ký quỹ và phương thức ký quỹ

Ký quỹ hoặc tiền gửi ký quỹ là hình thức gửi tiền ngân hàng có kỳ hạn; hoặc không có kỳ hạn của doanh nghiệp, tổ chức tại Ngân hàng có cung cấp dịch vụ gửi tiền ký quỹ. Đây được xem là một hình thức đảm bảo tài chính của tổ chức, doanh nghiệp đối với ngân hàng. Theo quy định, để thành lập doanh nghiệp lữ hành, khi làm thủ tục, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện việc ký quỹ tại ngân hàng.

Mức ký quỹ đối với dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.

Mức ký quỹ đối với dịch vụ lữ hành quốc tế:

  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng.
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.

Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp hoạt động.

Cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ

Khi doanh nghiệp có yêu cầu nộp tiền ký quỹ vào tài khoản tại ngân hàng, ngân hàng nhận ký quỹ và doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ. Trên cơ sở hợp đồng ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện phong tỏa số tiền ký quỹ của doanh nghiệp gửi tại ngân hàng.

Hợp đồng ký quỹ có các nội dung chính gồm: Tên, địa chỉ, người đại diện của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, người đại diện của ngân hàng; lý do nộp tiền ký quỹ; số tiền ký quỹ; lãi suất tiền gửi ký quỹ; trả lãi tiền gửi ký quỹ; sử dụng tiền ký quỹ; rút tiền ký quỹ; hoàn trả tiền ký quỹ; trách nhiệm của các bên liên quan và các thỏa thuận khác phù hợp với quy định của pháp luật và không trái với quy định tại Nghị định này.

Sau khi phong tỏa số tiền ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp.

Mời bạn đọc tham khảo:

Quản lý, sử dụng tiền ký quỹ

Trong trường hợp khách du lịch bị chết, bị tai nạn, rủi ro; bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú; hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời; doanh nghiệp gửi đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành xem xét; và đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp trích tài khoản tiền ký quỹ để sử dụng hoặc từ chối.

Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị hoàn trả tiền ký quỹ đến ngân hàng trong những trường hợp sau đây:

  • Có thông báo bằng văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh về việc doanh nghiệp không được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành; hoặc thay đổi ngân hàng nhận ký quỹ.
  • Có văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc hoàn trả tiền ký quỹ; sau khi thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp lữ hành không ký quỹ có bị phạt không?

Câu trả lời là có. Nếu doanh nghiệp lữ hành không ký quỹ, tức là không thực hiện đúng quy định về ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành, sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

Khi nào được doanh nghiệp lữ hành được hoàn tiền ký quỹ?

Doanh nghiệp lữ hành được hoàn tiền ký quỹ trong hai trường hợp:
Thứ nhất, hoàn tiền ký quỹ khi không được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành và thay đổi ngân hàng ký quỹ.
Thứ hai, hoàn trả tiền ký quỹ trong trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành:

Sau khi rút tiền ký quỹ có cần phải bù lại không, không bù có bị phạt không?

Sau khi rút tiền ký quỹ, doanh nghiệp sẽ cần phải tiến hành bù lại đúng hạn mức quy định. Nếu không, sẽ bị xử phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng, với hành vi Không bổ sung đủ số tiền ký quỹ đã sử dụng theo quy định.

Thông tin liên hệ Luật Sư

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận