Sự phát triển của công nghệ kéo theo sự phát triển của các hoạt động viễn thông. Trong tương lai, kinh doanh viễn thông có tiềm năng đem lại lợi nhuận vô cùng lớn; hấp dẫn các doanh nghiệp tiến hành đầu tư. Vậy doanh nghiệp viễn thông có thể tiến hành những hoạt động gì để tiến hành hoạt động kinh doanh? Và hoạt động kinh doanh viễn thông được quy định như thế nào?
Luật sư 247 xin tư vấn như sau:
Hình thức kinh doanh viễn thông
Kinh doanh viễn thông bao gồm kinh doanh dịch vụ viễn thông và kinh doanh hàng hóa viễn thông.
Kinh doanh dịch vụ viễn thông là hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông công cộng, dịch vụ viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.
Kinh doanh hàng hóa viễn thông là hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, cho thuê phần mềm và vật tư, thiết bị viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.
Như vậy, việc kinh doanh viễn thông có hai hình thức. Đầu tiên là việc đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông, cung cấp các loại dịch vụ viễn thông. Có thể kể đến các loại hình kinh doanh như dịch vụ cung cấp internet; dịch vụ tin nhắn điện thoại; dịch vụ gọi điện; dịch vụ vô tuyến…
Hình thức thứ hai là việc mua bán, sản xuất các phần mềm, vật tư, thiết bị hỗ trợ cho quá trình cung cấp dịch vụ, tạo cơ sở hạ tầng viễn thông. Hay đơn giản là bán các thiết bị cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông để kiếm lời.
Mời bạn đọc tham khảo:
- Hoạt động viễn thông công ích theo quy định của Luật Viễn thông
- Luật viễn thông 2009 ban hành ngày 23/11/2009
Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông
Ngoài các quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp thông thường, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng còn có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
- Xây dựng, lắp đặt, sở hữu hệ thống thiết bị viễn thông và đường truyền dẫn trong phạm vi cơ sở và điểm phục vụ công cộng của mình để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Thuê đường truyền dẫn để kết nối hệ thống thiết bị viễn thông, các cơ sở, điểm phục vụ công cộng của mình với nhau và với mạng viễn thông công cộng của doanh nghiệp viễn thông khác;
- Thuê đường truyền dẫn hoặc mua lưu lượng viễn thông của doanh nghiệp viễn thông khác để bán lại cho người sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê lại cơ sở hạ tầng viễn thông;
- Được phân bổ tài nguyên viễn thông theo quy hoạch.
- Thực hiện nhiệm vụ viễn thông công ích do Nhà nước giao và đóng góp tài chính vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam;
- Chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố; bảo đảm tính đúng, đủ, chính xác giá cước theo hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin.
Quyền, nghĩa vụ của đại lý dịch vụ viễn thông
Ngoài các quyền, nghĩa vụ của đại lý thông thường, đại lý dịch vụ viễn thông còn có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
- Thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuối tại địa điểm được sử dụng để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông tại địa điểm đó theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông.
- Thực hiện việc cung cấp, bán lại dịch vụ viễn thông.
- Từ chối cung cấp dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm; hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin.
- Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông ký hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông hướng dẫn, cung cấp thông tin về dịch vụ viễn thông và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của doanh nghiệp viễn thông đó.
- Thực hiện thời gian cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định của chính quyền địa phương.
- Cung cấp dịch vụ viễn thông theo chất lượng và giá cước trong hợp đồng.
Như vậy, quyền và nghĩa vụ của đại lý dịch vụ viễn thông có phần tương đồng với doanh nghiệp viễn thông. Họ được phép thiết lập hệ thống thiết bị để cung cấp dịch vụ viễn thông cho khách hàng; được cung cấp và bán lại dịch vụ viễn thông; từ chối cung cấp dịch vụ cho cá nhân vi phạm; bảo đảm an toàn cho cơ sở hạ tầng viễn thông; và yêu cầu doanh nghiệp ký hợp đồng đại lý.
Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ viễn thông
Người sử dụng dịch vụ viễn thông có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
- Lựa chọn doanh nghiệp hoặc đại lý dịch vụ viễn thông để giao kết hợp đồng sử dụng dịch vụ;
- Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông cung cấp thông tin liên quan đến việc sử dụng dịch vụ;
- Sử dụng dịch vụ viễn thông theo chất lượng và giá cước trong hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Từ chối sử dụng một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông theo hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Được bảo đảm bí mật thông tin riêng;
- Khiếu nại về giá cước, chất lượng dịch vụ; được hoàn trả giá cước và bồi thường thiệt hại trực tiếp khác do lỗi của doanh nghiệp hoặc đại lý gây ra;
- Thanh toán đầy đủ và đúng hạn giá cước dịch vụ viễn thông;
- Bồi thường thiệt hại trực tiếp do lỗi của mình gây ra;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin truyền, đưa, lưu trữ trên mạng viễn thông;
- Không được sử dụng cơ sở hạ tầng viễn thông của doanh nghiệp để kinh doanh.
Người sử dụng dịch vụ viễn thông cũng có những quyền như một người sử dụng các dịch vụ thông thường khác. Họ được lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cho mình; sử dụng dịch vụ theo chất lượng và giá cước trong hợp đồng; được phép khiếu nại về giá và chất lượng dịch vụ; được bồi thường thiệt hại do lỗi của doanh nghiệp. Đi kèm với đó, họ phải thanh toán giá cước đúng hạn; bồi thường thiệt hại do lỗi của mình; chịu trách nhiệm về thông tin lưu truyền trên mạng viễn thông; và đặc biệt không được sử dụng cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp để kinh doanh.
Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
• Được sử dụng không gian để xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông theo đúng quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
• Cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê cơ sở hạ tầng viễn thông;
• Tham gia thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông công ích;
• Các quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh viễn thông.
Thuê bao viễn thông có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
• Thiết kế, lắp đặt hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác thiết kế, lắp đặt thiết bị đầu cuối thuê bao và mạng nội bộ trong phạm vi địa điểm mà mình sử dụng cho đến điểm kết cuối của mạng viễn thông công cộng;
• Thực hiện quy định về quản lý tài nguyên viễn thông và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông;
• Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin của thuê bao cho doanh nghiệp viễn thông khi giao kết hợp đồng;
• Bảo vệ mật khẩu, khóa mật mã và thiết bị đầu cuối thuê bao của mình;
• Các quyền, nghĩa vụ của đại lý dịch vụ viễn thông.
Câu trả lời là có. Doanh nghiệp kinh doanh viễn thông phải báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông về hoạt động của doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời của nội dung và số liệu báo cáo.
Thông tin liên hệ Luật Sư
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Kinh doanh viễn thông. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102.