Không thể xác định được chủ thể ban hành án lệ là đúng hay sai?

01/07/2022
Không thể xác định được chủ thể ban hành án lệ là đúng hay sai?
517
Views

Án lệ là một trong những nguồn quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp. Khi áp dụng án lệ đòi hỏi Thẩm phán phải xem xét nhiều khía cạnh. Vậy không thể xác định được chủ thể ban hành án lệ là đúng hay sai? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP

Quy định về áp dụng Án lệ trong hoạt động xét xử

Hiện nay, việc áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử của Tòa án, không còn gì xa lạ. Thực tế đã có 57 bản án áp dụng án lệ về tranh chấp hợp đồng tín dụng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại; 04 bản án áp dụng án lệ về hôn nhân gia đình; 06 bản án áp dụng án lệ về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất…

Tuy nhiên, Hội đồng thẩm phán vừa ban hành Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ trong đó việc áp dụng án lệ từ 15/7/2019 có một số thay đổi lớn như sau:

Thời gian được phép áp dụng án lệ trong xét xử

Từ trước ngày 15/7/2019: Thời gian được phép áp dụng án lệ trong xét xử 45 ngày từ ngày công bố hoặc được ghi trong quyết định công bố án lệ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao

Từ ngày 15/7/2019: Thời gian được phép áp dụng án lệ trong xét xử 30 ngày kể từ ngày được công bố.

Không thể xác định được chủ thể ban hành án lệ là đúng hay sai?
Không thể xác định được chủ thể ban hành án lệ là đúng hay sai?

Nguyên tắc áp dụng án lệ

Từ trước ngày 15/7/2019: Nguyên tắc áp dụng án lệ được quy định như sau:

Bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau:

  • Số án lệ, số bản án, quyết định của Toà án có chứa đựng án lệ, tính chất, tình tiết vụ việc tương tự được nêu trong án lệ và tính chất, tình tiết vụ việc đang được giải quyết, vấn đề pháp lý trong án lệ (nội dung khái quát của án lệ) phải được viện dẫn, phân tích trong phần “Nhận định của Tòa án”.
  • Tùy từng trường hợp cụ thể có thể trích dẫn nguyên văn những nội dung hạt nhân của án lệ để làm rõ quan điểm của Tòa án trong việc xét xử, giải quyết các vụ việc tương tự.

Từ ngày 15/7/2019: Nguyên tắc áp dụng án lệ được quy định như sau:

Bảo đảm những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau:

  • Số, tên án lệ, tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ và tình huống pháp lý của vụ việc đang được giải quyết phải được viện dẫn, phân tích trong phần “Nhận định của Tòa án”.
  • Tùy từng trường hợp cụ thể có thể trích dẫn toàn bộ hoặc một phần nội dung của án lệ để làm rõ quan điểm của Tòa án trong việc xét xử, giải quyết vụ việc tương tự.

Cơ sở pháp lý về áp dụng án lệ

Từ T=trước ngày 15/7/2019:

  • Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ;
  • Công văn 146/TANDTC-PC ngày 11/7/2017 viện dẫn áp dụng án lệ trong xét xử

Từ ngày 15/7/2019: Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ.

Quy trình lựa chọn án lệ

Án lệ được hình thành theo quy trình sau:

Bước 1: Đề xuất bản án, quyết định để phát triển thành án lệ

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể gửi đề xuất bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án chứa đựng lập luận, phán quyết đáp ứng các tiêu chí lựa chọn án lệ cho Tòa án nhân dân tối cao để xem xét, phát triển thành án lệ.

Các Tòa án có trách nhiệm tổ chức rà soát, phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án mình chứa đựng lập luận, phán quyết đáp ứng các tiêu chí lựa chọn án lệ và gửi cho Tòa án nhân dân tối cao để xem xét, phát triển thành án lệ.

Bước 2: Lấy ý kiến đối với bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ

Bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ, nội dung đề xuất là án lệ, dự thảo án lệ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao để các Tòa án, chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn, cá nhân, cơ quan, tổ chức quan tâm tham gia ý kiến trong thời hạn 30 ngày.

Đối với các trường hợp bản án, quyết định do Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao đề xuất hoặc được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm thì việc lấy ý kiến là không bắt buộc.

Trên cơ sở kết quả lấy ý kiến rộng rãi đối với các bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ, nội dung đề xuất là án lệ, dự thảo án lệ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định việc lấy ý kiến của Hội đồng tư vấn án lệ.

Bước 3: Thành lập Hội đồng tư vấn án lệ

Hội đồng tư vấn án lệ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thành lập gồm có ít nhất 09 thành viên. Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Hội đồng khoa học Tòa án nhân dân tối cao, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Tòa án nhân dân tối cao, các thành viên khác là đại diện Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia về pháp luật và 01 đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao (đồng thời là Thư ký Hội đồng).

Trường hợp tư vấn án lệ về hình sự thì thành phần của Hội đồng tư vấn án lệ phải có đại diện Cơ quan điều tra của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Bước 4: Lấy ý kiến Hội đồng tư vấn án lệ

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP, Hội đồng tư vấn án lệ có trách nhiệm thảo luận cho ý kiến đối với các bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ, nội dung đề xuất là án lệ, dự thảo án lệ.

Việc lấy ý kiến của Hội đồng tư vấn án lệ được thực hiện thông qua phiên họp thảo luận trực tiếp hoặc bằng văn bản. Chủ tịch Hội đồng tư vấn án lệ quyết định phương thức lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng và báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kết quả tư vấn.

Bước 5: Thông qua án lệ

Sau khi các bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ được lấy ý kiến theo hướng dẫn tại Điều 4 và Điều 5 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức phiên họp toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để thảo luận, biểu quyết thông qua án lệ.

Trường hợp án lệ được phát triển từ bản án, quyết định do Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao đề xuất hoặc được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm, quy trình lựa chọn, thông qua án lệ được rút gọn theo hướng Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét thông qua án lệ mà không nhất thiết phải qua các bước lấy ý kiến theo hướng dẫn tại Điều 4 và Điều 5 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP.

Phiên họp lựa chọn, thông qua án lệ của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng Thẩm phán biểu quyết tán thành.

Kết quả biểu quyết phải được ghi vào biên bản phiên họp lựa chọn, thông qua án lệ của Hội đồng Thẩm phán và là căn cứ để Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố án lệ.

Bước 6: Công bố án lệ

Trên cơ sở kết quả biểu quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc thông qua án lệ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố án lệ.

Nội dung của án lệ được công bố bao gồm: Số, tên án lệ; số, tên bản án, quyết định của Tòa án có nội dung được phát triển thành án lệ; tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý của án lệ; quy định của pháp luật có liên quan đến án lệ; từ khoá về những tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ; các tình tiết trong vụ án và phán quyết của Tòa án có liên quan đến án lệ; nội dung của án lệ.

Không thể xác định được chủ thể ban hành án lệ là đúng hay sai?
Không thể xác định được chủ thể ban hành án lệ là đúng hay sai?

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Không thể xác định được chủ thể ban hành án lệ là đúng hay sai?“.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, tạm dừng công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký nhãn hiệu, khai giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận độc thân, quy định tạm ngừng kinh doanh… của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Án lệ là gì?

Thuật ngữ “án lệ” có nguồn gốc Latinh được hiểu là việc có trước, xảy ra trước hay cách thức xử lí một tình huống nhất định, được xem là một mẫu mực cho việc xử lí trong những tình huống tương tự về sau. Ở nước Anh và các nước theo hệ thống thông luật (Common law), án lệ được coi là một nguồn quan trọng của pháp luật, không kém văn bản quy phạm pháp luật.

Vai trò của án lệ là gì?

– Việc áp dụng án lệ ngoài ý nghĩa là giải quyết một vụ án cụ thể còn thiết lập ra một tiền lệ để áp dụng xét xử những vụ án tương tự sau này, sẽ tạo được sự bình đẳng trong việc xét xử các vụ án có tính chất tương tự như nhau.
– Án lệ giúp tiên lượng được kết quả của các vụ tranh chấp, tiết kiệm công sức của Thẩm phán, cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và tạo ra sự công bằng trong xã hội. Hơn nữa, việc áp dụng án lệ còn giúp các đơn vị khi soạn thảo, đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại, giao dịch dân sự biết phòng tránh rủi ro.

Giá trị pháp lý của án lệ?

Thứ nhất, án lệ mang tính thực tiễn cao.
Dựa vào thực tiễn, án lệ sẽ tập trung vào việc giải quyết những vấn đề cụ thể của đời sống thực tế. Mà không phải là giải quyết vấn đề bằng các lý thuyết chung chung và trừu tượng.
Thứ hai, án lệ có khả năng khắc phục được những lỗ hổng pháp luật một cách kịp thời và nhanh chóng.
Đời sống xã hội luôn luôn phát triển, vận động. Tuy nhiên các quy phạm pháp luật lại mang tính ổn định. Vì vậy, dẫn đến hệ quả là luật pháp có thể thiếu hụt hay có thể lạc hậu để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Nhằm khắc phục tình trạng này, các luật gia đã tìm đến những nguồn bổ trợ khác như sử dụng án lệ hoặc áp dụng tập quán.
Tuy nhiên, để có thể giải quyết vụ việc bằng những cách thức này thì đòi hỏi thẩm phán phải là người có kiến thức sâu rộng và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực khoa học pháp lý.
Thứ ba, án lệ thể hiện tính công bằng và khách quan.
Kết luận trong án lệ là kết quả của quá trình đưa ra tranh luận và những lý lẽ lâu dài giữa các thẩm phán trong hội đồng xét xử, giữa các bên trong vụ việc, giữa các thẩm phán sau với các thẩm phán trước đó một cách công bằng và khách quan.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.