Không đội mũ bảo hiểm bị xử phạt như thế nào?

27/01/2022
Không đội mũ bảo hiểm bị xử phạt như thế nào?
713
Views

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hàng hải, giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng. Cụ thể, hành vi không đội mũ bảo hiểm bị xử phạt như thế nào? Mức độ lỗi để bị xử phạt ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu bài viết”Không đội mũ bảo hiểm bị xử phạt như thế nào?”. Mời bạn đọc tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Hành vi không đội mũ bảo hiểm là như thế nào?

Không đội mũ bảo hiểm áp dụng với những người nào?

+ Người điều khiển xe mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đường bộ

+ Người ngồi trên xe mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đường bộ

+Người điều kiển và người ngồi sau đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông

Đối tượng bị xử phạt khi có hành vi không đội mũ bảo hiểm?

Người bị xử phạt với hành vi này là người điều khiển xe mô tô, gắn máy. Không phụ thuộc vào người không đội mũ là người điều khiển hay người ngồi sau. Do đó khi có hành vi ngày mặc định điều khiển xe phải chịu trách nhiệm.

Không đội mũ bảo hiểm bị xử phạt như thế nào?

Trước ngày 1/1/2022

Xử phạt hành vi không đội mũ bảo hiểm được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Theo đó, Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về hành vi này được quy định như sau:

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

Vậy hành vi này trước ngày 1/1/2022 sẽ bị xử phạt từ 200.000 đến 300.000 đồng. Tùy thuộc vào mức độ lỗi sẽ bị phạt khác nhau. Thông thường nếu không có các hành vi tăng mức độ vi phạm hoặc lý do chính đáng thì mức phạt thường trung bình là 250.000 đồng.

Kể từ ngày 1/1/2022

Nghị định 123/2021/NĐ-CP mơi ban hành sửa đổi nhiều quy định về xử phạt hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và hàng hải. Trong đó việc xử phạt với hành vi không đội mũ bảo hiểm cũng có sự thay đổi, bổ sung.

Cụ thể, điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP bổ sung thêm hành vi bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng:

Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

Đồng thời, Nghị định 123/2021/NĐ-CP cũng bãi bỏ điểm i, k khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Như vậy, hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng, tăng gấp đôi so với năm 2021.

Một số điểm đáng lưu ý của Nghị định 123/2021/NĐ-CP đối với người tham gia giao thông đường bộ

Sử dụng bằng lái xe ô tô quá hạn bị phạt 12 triệu đồng

Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP đã rút thời gian giấy phép lái xe ô tô hết hạn làm căn cứ tính mức xử phạt từ 06 tháng xuống còn 03 tháng. Đồng thời, tăng mức xử phạt đối với hành vi sử dụng Giấy phép lái xe ô tô hết hạn sử dụng như sau:

– Phạt tiền từ 5.000.000 đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng Giấy phép lái xe hết hạn dưới 3 tháng;

– Phạt tiền từ 10.000.000 đến 12.000.000 đồng đối với người sử dụng Giấy phép lái xe hết hạn từ 3 tháng trở lên.

Tăng mức phạt với hành vi điều khiển xe không có Giấy phép lái xe

Theo khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định tăng mức phạt đối với người điều khiển các loại xe sau đây không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa:

– Phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô (hiện nay, phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng);

– Phạt tiền từ 4.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh (hiện nay, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng);

– Phạt tiền từ 10.000.000 đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô (hiện nay, phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng).

Đồng thời, Nghị định 123/2021/NĐ-CP vẫn giữ nguyên mức phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe; và mức phạt 200.000 đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe.

Tăng mức phạt hành vi che biển số xe ô tô, xe gắn máy

Tại Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định: người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng khi:

Điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số; hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).

Đồng thời, khoản 10 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy khi:

Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển.

Phạt nặng xe ô tô nhận, trả khách, hàng hóa trên đường cao tốc

Nghị định 123/2021/NĐ-CP tăng mức phạt gần như gấp đôi đối với hành vi xe ô tô chở hành khách, xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, vận chuyển hàng hóa. 

Theo đó, phạt tiền từ 10.000.000 đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi:

– Đón, trả khách trên đường cao tốc;

– Nhận, trả hàng trên đường cao tốc.

Ngoài ra, người điều khiển còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Không đội mũ bảo hiểm bị xử phạt như thế nào?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Bao nhiêu tuổi thì có quyền điều khiển xe máy trên 50 cm3?

Công dân từ đủ 18 tuổi phải đăng kí và tham gia kì thi bằng lái xe, khi có bằng rồi thì có thể điều khiển xe máy trên 50 cm3.

Xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm không?

Có bạn nhé. Vì tốc độ của xe đạp điện cũng tương đương xe máy nên chúng ta phải đội mũ để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Đi xe máy được phép chở bao nhiêu người?

Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trẻ em dưới 14 tuổi.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.