Không đăng ký chuyển trụ sở hộ kinh doanh có bị xử phạt?

09/11/2021
Không đăng ký chuyển trụ sở hộ kinh doanh có bị xử phạt?
509
Views

Hiện nay, với xu hướng phát triển và hội nhập toàn cầu, nhu cầu tiếp cận thị trường ngay một tăng lên. Pháp luật hiện nay đã có những quy định đối với hộ kinh doanh; trong đó vấn đề đăng ký chuyển trụ sở được quan tâm đặc biệt. Vậy hộ kinh doanh là gì? Thế nào là đăng ký kinh doanh? Không đăng ký chuyển trụ sở hộ kinh doanh có bị xử phạt không? Tình trạng hôn nhân hay trích lục có ảnh hưởng đến việc đăng ký chuyển trụ sở hộ kinh doanh? Mời bạn tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247.

Hi vọng bài viết hữu ích

Căn cứ pháp lý

Nghị định 50/2016/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Đăng ký kinh doanh là gì

Đăng ký kinh doanh là Sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của chủ thể kinh doanh.

Giấy phép kinh doanh là điều kiện cần và đủ để cho cá nhân;tổ chức hoạt động trong một ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhất định được phép hoạt động kinh doanh hợp pháp. Giấy phép kinh doanh là chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở kinh doanh đó; và là cơ sở giúp cho cơ quan quản lý nhà nước quản lý trật tự xã hội về điều kiện kinh doanh được dễ dàng hơn.

Giấy phép kinh doanh để làm gì?

Để quản lý các công việc kinh doanh của cơ sở kinh doanh. Nhà nước bắt buộc các cơ sở kinh doanh phải hoàn thành thủ tục hành chính; đó là đăng ký giấy phép kinh doanh. Chỉ khi đã đăng ký; và đủ điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh; thì hình thức kinh doanh đó mới được xem là hợp pháp.

Đối tượng phải đăng ký kinh doanh

Trường hợp bắt buộc hay không bắt buộc đăng ký kinh doanh hiện nay luật không có quy định cụ thể; do đó nếu như có địa điểm kinh doanh cố định nên tiến hành đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

Còn đối với những ngành nghề đăng ký kinh doanh có điều kiện sẽ bắt buộc phải thực hiện thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể.

Hồ sơ xin cấp giấy đăng ký kinh doanh hộ cá thể bao gồm

– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ cá thể;

– Chứng minh thư nhân dân có công chứng của chủ hộ;

– Hợp đồng thuê nhà hoặc mượn nhà nếu địa điểm kinh doanh là đi thuê hoặc mượn.

Các hình thức đăng ký kinh doanh

Trường hợp đăng ký trực tiếp

Người thành lập doanh nghiệp; hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; và thanh toán lệ phí tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Khi nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận. Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.

Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.

Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử hợp lệ được quy định tại Điều 36 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP;

Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin; tải văn bản điện tử; ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký; người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

· Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế; Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ; Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ

Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh

· Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử hợp lệ được quy định tại Điều 36 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP;

· Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.

· Người đại diện theo pháp luật sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

· Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

· Sau khi nhận được thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Người đại diện theo pháp luật có thể nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy và Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nộp qua đường bưu điện.

Không đăng ký chuyển trụ sở hộ kinh doanh có bị xử phạt?

Theo Điều 43 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, trường hợp hộ kinh doanh có sự thay đổi về trụ sở chính; nhưng không làm thủ tục thông báo sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng.

Ngoài ra, hộ kinh doanh sẽ bị áp dụng biện pháp bổ sung buộc làm thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh.

Như vậy, việc chuyển trụ sở chính hộ kinh doanh tương tự như thủ tục đăng ký thành lập mới. Sau khi được chấp thuận; chủ hộ kinh doanh phải nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cũ.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Không đăng ký chuyển trụ sở hộ kinh doanh có bị xử phạt?“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Viên chức có được tham gia làm giám đốc doanh nghiệp hay không?

Thủ tục gia hạn sở hữu nhà ở đối với tổ chức nước ngoài

Câu hỏi liên quan

Bản chất của giấy phép kinh doanh là gì?

– Là quyền kinh doanh của công dân khi đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh;
– Là cơ chế đề nghị – cấp;
– Là sự cấp phép hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền;

Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh bao gồm?

Tùy vào từng loại giấy chứng nhận/giấy xác nhận/Giấy phép mà có thành phần hồ sơ khác nhau. Dưới đây là thành phần hồ sơ cấp phép của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể.

Thời hạn của giấy phép kinh doanh?

– Thời hạn tồn tại của giấy phép kinh doanh sẽ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ghi vào giấy phép. Đối với doanh nghiệp trong nước thì giấy phép kinh doanh có thời hạn cấp theo quy định của pháp luật, và theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành.
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể thông thường là 50 năm hoặc tùy theo nhu cầu đăng ký giấy phép kinh doanh của cơ sở. Khi hết thời hạn thì chủ cơ sở tiến hành thủ tục gia hạn.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Trả lời