Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn bị xử lý thế nào?

13/12/2021
Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn bị xử lý thế nào theo quy định pháp luật? Tạm giữ giấy phép lái xe là gì?
1485
Views

Xung quanh về đề Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn bị xử lý thế nào? Chúng tôi nhận được câu hỏi của bạn đọc giả như sau: “Hôm qua tôi uống rượu, đúng lúc đi qua chốt giao thông bị mấy anh CSGT gọi vào thổi nồng độ cồn. Tôi không chịu thì bị các anh ấy giữ xe. Tôi muốn hỏi tôi phải nộp phạt bao nhiêu, có bị tước bằng không? Tôi cám ơn!”

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247, chúng tôi giải đáp thắc mắc cho bạn tại bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt

Luật giao thông đường bộ năm 2008

Nội dung tư vấn

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn bị xử lý thế nào?

Trường hợp 1: Bạn điều khiển ô tô

Căn cứ Điểm b Khoản 10 và Điểm h Khoản 12, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.”.

Bạn điều khiển ô tô không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Bạn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Trường hợp 2: Bạn điều khiển xe máy

Căn cứ theo quy định tại Điểm g Khoản 8 và Điểm g Khoản 10, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

g) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng”.

Theo đó, nếu bạn điều khiển xe máy mà không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Ngoài ra, bạn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Trường hợp 3: Bạn điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dụng

Theo quy định tại Điểm b Khoản 9 và  Điểm e Khoản 10, Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 7. Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

9. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

e) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng.”.

Như vậy, nếu bạn điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng mà không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ thì bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng. Ngoài ra, bạn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Bên cạnh đó, Khoản 1, Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 82 Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;

b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;

c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;”

Theo đó, thì khi không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của CSGT thì ngoài việc bị phạt tiền và tước bằng lái như đã trình bày ở trên, bạn còn có thể bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày.

Tạm giữ giấy phép lái xe là gì?

Tạm giữ giấy phép lái xe là hình thức xử phạt bổ sung. Nghĩa là trước đó, người vi phạm đã bị áp dụng hình thức phạt chính như cảnh cáo hoặc phạt tiền tùy vào mức độ

Căn cứ pháp lý: Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Trường hợp áp dụng biện pháp trên là: Việc có quyết định tạm giữ bằng lái xe hay không phụ thuộc vào tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hành chính.

Thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe:

– Thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe là 07 ngày, có thể kéo dài tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày tạm giữ đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh.

Lưu ý: 

Thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt theo thời hạn được ghi tại biên bản xử phạt.

-Hậu quả của việc tạm giữ giấy phép lái xe:

Việc tạm giữ bằng lái xe không làm mất đi quyền điều khiển, tuy nhiên, thời hạn tạm giữ có hạn. 

Trường hợp người bị tạm giữ không đến giải quyết việc vi phạm quá thời hạn cho phép, việc điều khiển không bằng sẽ bị xử phạt như hành vi không có giấy phép.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn bị xử lý thế nào?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Ngoài ra luật sư 247 dịch vụ tư vấn pháp luật giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu,…. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ bị phạt bao nhiêu?

Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ; (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất; trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe) bị phạt:
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng; đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3; và các loại xe tương tự xe mô tô.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên; xe mô tô ba bánh.

Thế nào là vi phạm giao thông?

Vi phạm pháp luật giao thông là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới trật tự an toàn giao thông và các nội dung khác thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật giao thông.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.