Dùng chân điều khiển vô lăng khi chạy xe trên đường bị xử lý thế nào?

12/12/2021
Dùng chân điều khiển vô lăng khi chạy xe trên đường bị xử lý thế nào? Những lỗi vi phạm giao thông được xử phạt tại chỗ?
517
Views

Xung quanh vấn đề Dùng chân điều khiển vô lăng khi chạy xe trên đường bị xử lý thế nào? Chúng tôi nhận được câu hỏi của bạn đọc giả như sau: “Hôm trước tôi thấy trên vô tuyến có người chạy xe ô tô mà dùng chân điều khiển vô lăng nhìn rất là nguy hiểm. Xin hỏi những người như vậy bị xử phạt có nặng hay không mà họ dám làm như vậy? Tôi thấy hết sức lo ngại trường hợp này!”

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247, chúng tôi giải đáp thắc mắc cho bạn tại bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Luật Giao thông đường bộ năm 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt

Nội dung tư vấn

Dùng chân điều khiển vô lăng khi chạy xe trên đường bị xử lý thế nào?

Căn cứ điểm b khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường“.

Ngoài việc bị phạt tiền, hành vi này còn bị áp dụng hình phạt bổ sung theo điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

“11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;”

Như vậy, hành vi dùng chân điều khiển vô lăng sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng;

Đi xe dàn hàng ngang có phải là hành vi vi phạm pháp luật

Tại khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

“3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Đi xe dàn hàng ngang;

b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.”

Theo đó, người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được đi xe dàn hàng ngang. Người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Có thể nộp phạt vi phạm giao thông bằng cách nào?

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:

1. Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.

2. Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.

3. Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản (áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ).

– Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.

4. Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).

5. Nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

– Thời gian hệ thống cập nhật quyết định xử phạt là 7 ngày. Sau 7 ngày kể từ khi nhận quyết định xử phạt, người dân nhập số biên bản vi phạm hành chính: ngày, tháng, năm vi phạm và họ tên sẽ tìm ra quyết định, số tiền bị xử phạt.

Sau đó thực hiện các bước thanh toán qua ngân hàng/trung tâm thanh toán, nhận biên lai.

– Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.

Như vậy, người dân không phải đến các kho bạc, ngân hàng nộp tiền và đến trụ sở công an lấy lại giấy tờ, tiết kiệm chi phí, công sức đi lại.

Những lỗi vi phạm giao thông được xử phạt tại chỗ?

Theo quy định pháp luật hiện nay, những lỗi vi phạm giao thông sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Những lỗi vi phạm có mức sử phạt dưới 250.000 đồng theo Nghị định 100 như sau:

Các lỗi xử phạt tại chỗ đối với xe mô tô, xe gắn máy

1) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường

2) Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt;

3) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước; hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”;

4) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho

5) Chuyển hướng không nhường đường.

6) Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;

7) Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù);

8) Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm e khoản 2 Điều này;

9) Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước;

10) Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên;

11) Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau;

12) Tránh xe không đúng quy định; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều;

13) Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau

14) Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định;

15) Quay đầu xe tại nơi không được quay đầu xe

16) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.

17) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;

18) Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển;

19) Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng; 20) Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe;

21) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn; …

Bị phạt từ 100.000 – 300.000 đồng theo Điều 6 Nghị định 100 của Chính phủ.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Dùng chân điều khiển vô lăng khi chạy xe trên đường bị xử lý thế nào?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Mức xử phạt ô tô không có biển số xe là bao nhiêu?

Đối với ô tô không có hoặc không gắn biển số xe sẽ bị phạt tiền gấp 10 lần xe máy ở mức từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng; tước GPLX từ 01 – 03 tháng (Theo điểm b, khoản 4 và điểm a khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019).

Thế nào là vi phạm giao thông?

Vi phạm pháp luật giao thông là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới trật tự an toàn giao thông và các nội dung khác thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật giao thông.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.