Không cấp dưỡng nuôi con có bị xử phạt không?

08/10/2021
Không cấp dưỡng nuôi con có bị xử phạt không?
757
Views

Không cấp dưỡng nuôi con có bị xử phạt không? Trốn cấp dưỡng sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? Trốn tránh cấp dưỡng bị xử lý như thế nào?

“Chào luật sư, năm trước tôi ly hôn với vợ và vợ là người nuôi con, tôi sẽ phải cấp dưỡng con thêm 2 năm nữa. Nhưng 04 tháng gần đây tôi đã không gửi cấp dưỡng. Xin hỏi, tôi không cấp dưỡng nữa thì có bị xử phạt không? Cám ơn Luật sư đã tư vấn.”

Đi kèm với vấn đề ly hôn là hàng loạt những rắc rôi về tranh chấp tài sản; tranh chấp quyền nuôi con… trong đó, cấp dưỡng cũng là vấn đề mà nhiều người băn khoăn. Sau đây Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc của anh về vấn đề không cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn sẽ xử phạt như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Bộ luật Hình sự năm 2015

Cấp dưỡng là gì?

Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định tại khoản 24 Điều 3 giải thích rõ về cấp dưỡng:

“Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này..”

Căn cứ khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con…”

Như vậy, cấp dưỡng cho con là nghĩa vụ của cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con; sẽ đóng tiền hoặc tài sản khác nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con thành niên mà không thể tự nuôi bản thân.

Không cấp dưỡng cho con có bị phạt hay không?

Không cấp dưỡng có phạt tiền không?

Theo khoản 2 Điều 54 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật.

2. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, việc anh đã ngừng cấp dưỡng cho con trong 04 tháng thì anh có thể bị xử phạt hành chính. Có thể là bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng khi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn.

Trốn cấp dưỡng có thể bị xử lý hình sự

Căn cứ vào Điều 186 Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định xử phạt về việc trốn tránh cấp dưỡng:

  • Người có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng; làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Nếu anh có đủ điều kiện kinh tế để cấp dưỡng nhưng anh lại không cấp dưỡng; hành động này của anh lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con thì anh có thể bị phạt tù lên đến 2 năm.

Căn cứ Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015 quy định mức xử phạt như sau:

  • Người có điều kiện mà không chấp hành bản án; quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
  • Không chấp hành án còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Khi giải quyết ly hôn, anh là người có nghĩa vụ cấp dưỡng; đã được quy định rõ ràng trong bản án nhưng anh lại không thực hiện. Nếu anh tiếp tục không cấp dưỡng cho con không chỉ bị phạt tiền; mà anh còn có thể bị phạt tù tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.

Kết luận

Như vậy, việc người có nghĩa vụ cấp dưỡng trốn tránh nghĩa vụ; không cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo mức độ nghiêm trọng; việc không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn có thể bị xử phạt hành chính hoặc nghiêm trọng hơn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu xử phạt hành chính sẽ cảnh cáo phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Nếu bị xử lý hình sự có thể bị cảnh cáo; phạt tiền; phạt cải tạo không giam giữ; phạt tù lên đến 2 năm.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Không cấp dưỡng nuôi con có bị xử phạt không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Mức cấp dưỡng nuôi con là bao nhiêu?

– Pháp luật hiện hành không quy định mức cấp dưỡng cụ thể là bao nhiêu tiền; mà pháp luật tạo điều kiện cho các bên tự thỏa thuận dựa vào điều kiện; thu nhập thực tế của người cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Thông thường thực tế Toà án thường ấn định mức cấp dưỡng dao động 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng. Trường hợp không xác định được mức thu nhập của người cấp dưỡng thì theo lương tối thiểu vùng (không thấp hơn ½ lương tối thiểu vùng); hoặc án lệ trước đó để làm căn cứ giải quyết vụ việc.

Chông không cấp dưỡng thì người vợ nên làm gì?

– Nếu chồng cũ không chịu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thì có thể trao đổi với chồng cũ về vấn đề này để giải quyết theo thỏa thuận. Nếu người chồng này vẫn không thực hiện trách nhiệm của mình, thì có thể nhờ đến sự can thiệp từ pháp luật. 
– Theo quy định tại Điều 119 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, người vợ yêu cầu Tòa án buộc người chồng cũ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”
có thể gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người chồng cư trú để yêu cầu giải quyết. Hồ sơ phải có bản án, quyết định được yêu cầu, giấy khai sinh của con, sổ hộ khẩu và các tài liệu khác có liên quan (nếu có)

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận