Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng trọng tài quốc tế có ưu nhược điểm gì?

08/10/2021
Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng trọng tài quốc tế
1089
Views

Như đã biết thì các nước luôn đề cao việc hợp tác hòa bình trong tất cả các lĩnh vự; nhưng trong thực tế thì không thể tránh khỏi những xung đột, tranh chấp. Khi có sự xung đột hay tranh chấp xảy ra mắc dù các bên có thiện chí giải quyết các tranh chấp đó bằng cách thương lượng; tuy nhiên không phải tranh chấp nào cũng có thể giải quyết bằng con đường thương lượng. Trên thực tế các bên thường lựa chọn việc giải quyết tranh chấp qua cơ phan tài phán là biện pháp pháp lý được ưu tiên. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ưu điểm; hạn chế của việc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng trọng tài quốc tế.

Căn cứ pháp lý

Luật thỏa thuận quốc tế năm 2020

Nội dung tư vấn

Tranh chấp quốc tế là gì?

Trong quan hệ hợp tác quốc tế việc xảy ra tranh chấp là điều không thể tránh khỏi; hiện nay các vụ tranh chấp quốc tế xảy ra ngày càng nhiều do sự gia tăng của các quan hệ hợp tác; và các tranh chấp này xảy ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Việc xảy ra tranh chấp có thể do hai quốc gia không thỏa thuận được việc xác định lãnh thổ trên bộ, trên biển, hay sự xung đột bất ổn của một khu vực.

Do đó; “Tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế trong đó các chủ thể của Luật quốc tế có sự khác nhau về quan điểm và sự xung đột, mâu thuẫn về lợi ích, đòi hỏi phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình và dựa trên các nguyên tắc, quy phạm của Luật quốc tế nhằm ổn định các quan hệ quốc tế và duy trì hòa bình, an ninh quốc tế“.

Ưu điểm của biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế bằng trọng tài quốc tế

  • Thủ tục giải quyết tranh chấp của trọng tài quốc tế đơn giản; linh hoạt, tôn trọng ý chí tự thỏa thuận của các bên:

Biện pháp này sẽ không đương nhiên được áp dụng mà sẽ được các bên thỏa thuận thành lập sau khi có tranh chấp hoặc cũng có thể là trước khi có tranh chấp.

Trọng tài quốc tế có thẩm quyền khi sự nhất trí của các bên được thể hiện rõ ràng; minh bạch trong một điều ước quốc tế về trọng tài.

Cơ cấu thành phần tham gia giải quyết có thể gồm một trọng tài viên; hoặc một số lẻ trọng tài viên do các bên tranh chấp lựa chọn.

Trọng tài viên được các bên lựa chọn không chỉ là những người am hiểu pháp luật; mà con giỏi trong những lĩnh vực chuyên môn; tình hình cụ thể của tranh chấp.

Cơ cấu thành phần hội đồng trọng tài thể hiện sự công bằng cho mỗi bên khi các bên đều có quyền chỉ định số trọng tài viên bằng nhau là công dân nước mình hoặc nước thứ ba.

  • Cơ chế giải quyết của trọng tài quốc tế mềm dẻo, nhanh chóng, linh hoạt:

Các bên hoàn toàn có thể chủ động về thời gian; thủ tục hay địa điểm sao cho nhanh chóng, đem lại hiệu quả tốt nhất cho các bên trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Điều này đã giúp tiếp kiệm được nhiều khoan chi phí nhưng vẫn đem lại hiệu quả giải quyết tranh chấp.

Thời gian giải quyết các tranh chấp tại trọng tài quốc tế có thời gian kéo dài ngắn hơn trong khoảng vài tháng; trong khi nếu giải quyết bằng tòa án có thể kéo dài đến một năm; hay có thể là vài năm. Thời gian giải quyết tranh chấp nhanh chóng hơn do giải quyết tranh chấp bằng trọng tài chỉ xét xử một lần; không xét xử nhiều cấp.

Thủ tục tố tụng hoàn tòan do các bên thỏa thuận lựa chọn và để tiếp kiệm được thời gian; chi phí các bên sẽ được lựa chọn các quy định tố tụng đơn giản; linh hoạt để có thể rút ngắn quá trình đưa ra phán quyết.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quốc tế sẽ làm giảm đi mức độ căng thẳng giữa các bên; giúp việc duy trì được các quan hệ hợp tác sau này:

Do lựa chọn giải quyết bằng trọng tài quốc tế là tự nguyên giữa các bên nên việc đảm bảo việc thi hành quyết định cũng dựa trên sự tin tưởng với phán quyết đó; không có sự nghi ngờ hay sự không công bằng ở đây.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đảm bảo được sự bí mật:

Tính bảo mật thường được nêu ra khi trình bày về những ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Là ưu điểm bởi các phiên xét xử của trọng tài không phải công khai; và các phán quyết trọng tài cũng không phải công bố.

Việc giải quyết kín và bí mật rất có ý nghĩa nếu tranh chấp xảy ra giữa hai quốc gia điều này sẽ bảo vệ danh dự; uy tín của mỗi quốc gia khi tiến hành thiết lập các mỗi quan hệ khác trong tương lai đặc biệt đối với bên thua kiện.

Tính trung lập, vô tư khách quan khi tiến hành giải quyết tranh chấp:

Trong quá trình giải quyết tranh chấp thì cơ quan giải quyết tranh chấp phải hoàn toàn mang tính trung lập; không bị tác động; ảnh hưởng của các bên.

Do quá thẩm quyền được hình thành dựa trên sự thỏa thuận của các bên nên tiêu chí vô tư; khách quan luôn được đặt lên hàng đầu. Bởi vậy; mà chủ tịch hội đồng trọng tài bắt buộc phải là công dân của nước thứ ba; và không có liên quan đến vụ tranh chấp.

Giá trị pháp lý của phán quyết là trung thẩm:

Do có thẩm quyền dựa trên sự thỏa thuận nên phán quyết được trọng tài quốc tế đưa ra là trung thẩm; có hiệu lực bắt buộc đối với các bên tranh chấp.

Các bên có nghĩa vụ thi hành và không có quyền kháng cáo đối với phán quyết của trọng tài. Điều này phù hợp với nguyện vọng giải quyết tranh chấp của các bên muốn giải quyết triệt để tranh chấp; không kéo dài.

Hạn chế của biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế bằng trọng tài quốc tế

Mặc dù trên thực tế giải quyết các tranh chấp bằng trọng tài quốc tế đem lại nhiều ưu điểm vượt trội; nhưng cũng không thể phủ nhận những nhược điểm mà biện pháp này mang lại:

  • Chí phí để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quốc tế khá cao. Về lý thuyết; trọng tài quốc tế nên ít tốn kém hơn vì lý do đơn giản là không có kháng cáo cho phán quyết trọng tài; nhưng trên thực thế thì chi phí để chi trả là không hề nhỏ.
  • Phán quyết của trọng tài phụ thuộc rất nhiều vào sự tự nguyên của các bên tranh chấp. Trường hợp bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành; thì tranh chấp đó trên thực tế là vẫn chưa được giải quyết.
  • Thỏa thuận trong tài là điều kiện bắt buộc để có thể đưa một tranh chấp quốc tế ra giải quyết bằng Trọng tài quốc tế. Nhưng khi một tranh chấp xảy ra các bên đã sử dụng các biện pháp khác nhưng không đem lại kết quả mong muốn; và một trong các bên có nhu cầu đưa tranh chấp ra giải quyết bằng Trọng tài quốc tế; nhưng bên còn lại không đồng ý nghĩa là không có được sự thỏa thuận của các bên; thì không thể giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quốc tế.

Mời bạn đọc xem thêm

Hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai ở nước ta hiện nay

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng trọng tài quốc tế có ưu nhược điểm gì?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào phán quyết của trọng tài quốc tế bị vô hiệu?

Trên thực tế phán quyết này hoàn toàn có thể bị vô hiệu; và các bên không có nghĩa vụ thi hành khi có một trong số các trường hợp sau:
–  Điều ước quốc tế ( hoặc điều khoản quốc tế) về trọng tài mà các bên ký kết bị vô hiệu;
– Tòa trọng tài vượt quá thẩm quyền được các bên trao cho;
– Có dấu hiệu mua chuộc thành viên của hội đồng trọng tài;
– Trong quá trình giải quyết tranh chấp, tòa trọng tài đã vi phạm nghiêm trọng các quy định về thủ tục tố tụng

Thỏa thuận quốc tế được hiểu thế nào?

Thỏa thuận quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản về hợp tác quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với bên ký kết nước ngoài, không làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế

Những đối tượng nào là chủ thể của tranh chấp quốc tế?

Chủ thể của tranh chấp quốc tế phải là chủ thể của Luật quốc tế như quốc gia; tổ chức quốc tế liên chính phủ, dân tộc đấu tranh dành quyền tự quyết.
Tính chất của tranh chấp quốc tế phải thể hiện rõ sự xung đột; mâu thuẫn về lợi ích giữa các chủ thể. Trong tranh chấp quốc tế; các bên chủ thể không chỉ có những quan điểm khác nhau mà còn có những yêu cầu, đòi hỏi cụ thể về quyền lợi trái ngược nhau.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời