Khởi tố gây tai nạn rồi bỏ chạy như thế nào?

15/08/2022
Khởi tố gây tai nạn rồi bỏ chạy như thế nào?
531
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc khởi tố gây tai nạn rồi bỏ chạy như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hành vi gây tai nạn giao thông sau đó bỏ trốn không chỉ là một hành vi vi phạm về mặt đạo đức xã hội; mà nó còn là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy trong trường hợp người gây tai nạn bỏ trốn thì phía cơ quan điều ra sẽ khởi tố gây tai nạn rồi bỏ chạy như thế nào?

Để giải đáp cho câu hỏi về việc khởi tố gây tai nạn rồi bỏ chạy như thế nào? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Tai nạn giao thông là gì?

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 58/2009/TT-BCA(C11) quy địn về tai nạn giao thông như sau:

– Tai nạn giao thông là sự việc xảy ra do người tham gia giao thông đang hoạt động trên mạng lưới giao thông đường bộ vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay gặp phải sự cố bất ngờ gây ra những thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức khoẻ của con ng­ười hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tai nạn giao thông gồm:

  • Va chạm giao thông;
  • Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng;
  • Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng;
  • Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng;
  • Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

– Va chạm giao thông là sự việc xảy ra do người tham gia giao thông đang hoạt động trên mạng lưới giao thông đường bộ vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay gặp phải sự cố bất ngờ gây thiệt hại đến sức khỏe của con người hoặc gây thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân dưới mức quy định của vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng.

– Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng

Gây hậu quả ít nghiêm trọng trong vụ tai nạn giao thông là một trong các trường hợp sau:

  • Gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 11% đến dưới 31%;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 11% nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 21% đến dưới 41%;
  • Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng.

– Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng

Gây hậu quả nghiêm trọng trong vụ tai nạn giao thông là một trong các trường hợp sau:

  • Làm chết một người;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.

– Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng

Gây hậu quả rất nghiêm trọng trong vụ tai nạn giao thông là một trong các trường hợp sau:

  • Làm chết hai người;
  • Làm chết một người và gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 4 Điều này;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ, e khoản 4 Điều này;
  • Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.

– Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong vụ tai nạn giao thông là một trong các trường hợp sau:

  • Làm chết ba người trở lên;
  • Làm chết hai người và gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 4 Điều này;
  • Làm chết một người và gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 5 Điều này;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của những người này trên 200%;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của ba hoặc bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và gây thiệt hại về tài sản quy định tại điểm e khoản 5 Điều này;
  • Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên.

– Việc xác định tỷ lệ phần trăm thương tật của người bị thương do tai nạn giao thông gây ra được tính theo quy định của Thông tư liên bộ số 12/TTLB ngày 26/7/1995 của liên bộ Y tế, Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về tiêu chuẩn thương tật và tiêu chuẩn bệnh tật mới; đồng thời, căn cứ vào Giấy chứng thương của Bệnh viện để sơ bộ đánh giá.

Hành vi bỏ trốn khi gây tai nạn giao thông có vi phạm pháp luật?

Theo quy định tại Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong giao thông đường bộ có quy định: Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.

Như vậy hành vi bỏ trốn khi gây tai nạn giao thông là hành vi vi phạm pháp luật.

Theo quy định tại Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông như sau:

– Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

  • Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
  • Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứuhoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
  • Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

– Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

  • Bảo vệ hiện trường;
  • Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
  • Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
  • Bảo vệ tài sản của người bị nạn;
  • Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

– Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.

– Cơ quan công an khi nhận được tin về vụ tai nạn có trách nhiệm cử người tới ngay hiện trường để điều tra vụ tai nạn, phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ và Ủy ban nhân dân địa phương bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.

– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm kịp thời thông báo cho cơ quan công an, y tế đến để xử lý, giải quyết vụ tai nạn; tổ chức cứu chữa, giúp đỡ người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của người bị nạn; trường hợp có người chết mà không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã hoàn tất các công việc theo quy định của pháp luật và đồng ý cho chôn cất, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức chôn cất.

Trường hợp vụ tai nạn vượt quá khả năng giải quyết, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên.

– Bộ Công an có trách nhiệm thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về tai nạn giao thông đường bộ, cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Khởi tố gây tai nạn rồi bỏ chạy như thế nào?
Khởi tố gây tai nạn rồi bỏ chạy như thế nào?

Hành vi gây ra tai nạn giao thông bị xử lý về tội gì?

Theo quy định tại Điều 260 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 người nào gây tai nạn giao thông mà lỗi xuất phát do không chấp hành quy định giao thông thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:

– Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

  • Không có giấy phép lái xe theo quy định;
  • Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
  • Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
  • Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
  • Làm chết 02 người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Làm chết 03 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

– Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều 260 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

– Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Khởi tố gây tai nạn rồi bỏ chạy như thế nào?

– Theo quy định tại Điều 18 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sđ bs 2021 quy định về trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự như sau:

Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội.

Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định.

– Theo quy định tại Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sđ bs 2021 quy định về căn cứ khởi tố vụ án hình sự như sau: Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

  • Tố giác của cá nhân;
  • Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
  • Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
  • Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
  • Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
  • Người phạm tội tự thú.

Lưu ý: Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự: Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:

  • Không có sự việc phạm tội;
  • Hành vi không cấu thành tội phạm;
  • Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
  • Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
  • Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Tội phạm đã được đại xá;
  • Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
  • Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.

Theo quy định tại Điều 179 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sđ bs 2021 quy định về khởi tố bị can như sau:

Khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.

Quyết định khởi tố bị can ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giới tính, chỗ ở, nghề nghiệp của bị can; bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều, khoản nào của Bộ luật hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm.

  • Trường hợp bị can bị khởi tố về nhiều tội khác nhau thì quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ từng tội danh và điều, khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can hoặc yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn và gửi ngay cho Cơ quan điều tra.

  • Trường hợp Viện kiểm sát yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu bổ sung, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can.

Trường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can hoặc trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can nếu đã yêu cầu nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.

  • Sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra nếu Viện kiểm sát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm trong vụ án chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can và trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung.

Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra phải giao ngay quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can.

  • Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải chụp ảnh, lập danh bản, chỉ bản của người bị khởi tố và đưa vào hồ sơ vụ án.
  • Việc giao, nhận các quyết định nêu trên được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.

Hiện pháp luật không có quy định cụ thể về việc khởi tố gây tai nạn rồi bỏ chạy như thế nào. Tuy nhiên dự vào công tác giải quyết vụ án trên thực tế ta biết được. Khi xảy ra một vụ án tai nạn giao thông và người gây ra tai nạn giao thông bỏ trốn; thì việc đầu tiên các cơ quan điều tra cần có thời gian xác minh sự việc; thu thập các chứng cứ có tại hiện trường; xác định nạn nhân; nguyên nhân tử vong; nguyên nhân xảy ra tai nạn; lấy lời khai của người làm chứng; xác định chủ sở hữu của chiếc xe gây tai nạn là ai; người điều kiển phương tiện gây tai nạn là ai; …

Sau khi có được những thông tin trên; nếu người gây tai nạn chưa ra đầu thú; thì phía cơ quan công an sẽ quyết định truy tìm; sau đó bằng các biện pháp chuyên môn nghiệp vụ mà bắt được người phạm tội. Đây là cách làm phổ biến trong khâu giải quyết vụ án mà phía cơ quan điều tra hay làm. Sau đó phía cơ quan điều tra tiến hành lấy lời khai của người phạm tội sau khi bị bắt. Từ đó cũng cố hồ sơ vụ án và ra các quyết định khởi tố vụ án.

Tuy nhiên trong một số vụ án, người phạm tội đã quá rõ ràng; có các chứng cứ tài liệu đã đủ yếu tố khởi tố vụ án; khởi tố bị can và người phạm tội đã bỏ trốn thì có thể phía cơ quan điều tra có thể ra quyết định khởi tố vụ án; khởi tố bị can; và ra quyết định truy nã.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Khởi tố gây tai nạn rồi bỏ chạy như thế nào?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; Giấy phép sàn thương mại điện tử; cách tra số mã số thuế cá nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự?

– Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 của Bộ luật này.
– Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp:
a) Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
b) Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
c) Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.
– Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.

Quy định về quyết định khởi tố vụ án hình sự?

– Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ căn cứ khởi tố, điều, khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
– Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiến hành điều tra.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Tòa án phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp.

Quy định về khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại?

– Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
– Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
– Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.