Khởi kiện vụ án dân sự

11/12/2021
Khởi kiện vụ án dân sự.
695
Views

Khởi kiện vụ án dân sự là hoạt động nộp đơn yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình; của Nhà nước; của tập thể hay của người khác; của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Chắc hẳn có rất nhiều người quan tâm đến vấn đề ai có quyền khởi kiện; thủ tục khởi kiện như thế nào? Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu rõ hơn vấn đề này.

Căn cứ pháp luật

 Khái niệm khởi kiện vụ án dân sự

Có thể khẳng định rằng quyền khởi kiện vụ án dân sự là quyền tố tụng quan trọng của các chủ thể. Nó cho phép cá nhân, cơ quan, tổ chức; và các chủ thể khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước toà án. Việc thực hiện quyền này của các chủ thể được gọi là khởi kiện vụ án dân sự.

Khởi kiện vụ án dân sự là hành vi của các cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền; tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp; đưa vấn đề có tranh chấp ra trước tòa án có thẩm quyền theo trình tự; và thủ tục pháp luật quy định; nhằm yêu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Quyền khởi kiện vụ án dân sự

Khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

– Cá nhân: khi đủ 18 tuổi trở lên có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi.

Ngoại lệ: chưa đủ 18 tuổi nhưng vẫn có thể tự mình đi khởi kiện; khi rơi vào khoản 6 Điều 69 BLTTDS

– Cơ quan, tổ chức: có tư cách pháp nhân ( tại vì pháp nhân mới được coi là một chủ thể độc lập trong các quan hệ; để có thể khởi kiện thì một cơ quan, tổ chức cũng phải đáp ứng điều kiện này)

Vì lợi ích người khác

–  Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

– Cơ quan dân số gia đình, trẻ em có quyền khởi kiện để yêu cầu xác định, cha mẹ cho con, yêu cầu cấp dưỡng.

Vì lợi ích nhà nước, công cộng

Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; có quyền đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình; có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng; lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách; hoặc theo quy định của pháp luật.

Ý nghĩa của việc khởi kiện vụ án dân sự

Khởi kiện là phương thức để các chủ thể có thể hành động ngay tức khắc; để tự bảo vệ các quyền dân sự của mình; tránh nguy cơ xâm phạm xảy ra như khởi kiện để đòi lại tài sản; khởi kiện để yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với thực hiện quyền dân sự; hoặc kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Với hành vi khởi kiện kịp thời như vậy; các cơ quan tố tụng sẽ có hành động can thiệp kịp thời; các quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ, thiệt hại sớm được khắc phục; ngăn chặn và chấm dứt hành vi trái pháp luật; và sớm khôi phục lại mối quan hệ thiện chí; cởi mở; giao hoà giữa các bên trong đời sống dân sự.

Bằng hoạt động xét xử, toà án góp phần bảo vệ và củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa; đồng thời nâng cao hiệu quả xét xử, xác lập chế độ trách nhiệm trao đổi với nhân dân; và một môi trường pháp lí an toàn; trong đó các quyền công dân được bảo vệ và củng cố lòng tin của nhân dân đối với chế độ. Khi hoạt động xét xử kết thúc bằng một bản án của toà án; thì bản án phải được mọi người tôn trọng, những người có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành. Có như vậy kỉ cương phép nước mới được tôn trọng và đề cao.

Nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự ở đâu

Việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án khi giải quyết vụ việc dân sự là bước rất quan trọng để tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp, từ đó xác định nơi người khởi kiện phải nộp đơn là ở đâu. Pháp luật quy định tùy “các trường hợp” mà có thể nộp đơn khởi kiện tại:

  • Tòa án nơi người bị kiện cư trú, làm việc;
  • Tòa án nơi nguyên đơn nơi cư trú, làm việc;
  • Toà án nơi có bất động sản đối với tranh chấp về bất động sản;
  • Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu trong một số trường hợp cụ thể.

Thủ tục khởi kiện vụ án dân sự

Thủ tục sẽ bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ

Bước 3: Thụ lý vụ án

Bước 4: Chuẩn bị và đưa vụ án ra xét xử

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện khởi kiện

Một là, chủ thể khởi kiện phải có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự.
Hai là, vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự gồm những gì?

– Đơn khởi kiện 
– Tài liệu chứng minh yêu cầu khởi kiện
– Biên bản hòa giải, quyết định trả lời khiếu nại (nếu có)
– Giấy tờ của người khởi kiện đối với trường hợp người khởi kiện là cá nhân. Nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức thì phải có quyết định hoặc giấy phép thành lập cơ quan, tổ chức đó và cả quyết định bổ nhiệm người đại diện cho tổ chức đó tham gia vụ kiện

Nộp đơn khởi kiện bằng hình thức nào?

 Nộp trực tiếp tại Tòa án; Gửi theo đường dịch vụ bưu chính hoặc Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời