Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc về quy định pháp luật, mong muốn nhờ luật sư tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể là tôi có làm việc tại một doanh nghiệp được 3 năm, tôi có tham gia đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ, hiện nay tôi đã sinh bé nhà tôi được gần 2 tuổi, tuy nhiên công ty vẫn chưa thanh toán chế độ thai sản cho tôi, tôi thắc mắc xin nhờ luật sư hỗ trợ rằng tôi sẽ khiếu nại việc chậm chi trả tiền thai sản như thế nào? Khi nào thì công ty bị coi là chậm nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho người lao động? Mong luật sư cho tôi giải đáp, tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247, Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại bài viết dưới đây, mời bạn đọc tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Các khoản tiền lao động nữ nhận được khi sinh con
Bất cứ ai sinh con đều mong sớm nhận được tiền thai sản. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được khi sinh con sẽ nhận được những khoản nào từ việc tham gia bảo hiểm xã hội, chi tiết quy định pháp luật về vấn đề này như sau:
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, khi sinh con, lao động nữ sẽ nhận được tối đa 03 khoản tiền:
– Tiền trợ cấp 1 lần:
Lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh được nhận tiền trợ cấp 1 lần.
Mức trợ cấp = 2 x Mức lương cơ sở
Từ 01/7/2019, mức trợ cấp này là 2,98 triệu đồng.
– Tiền chế độ thai sản:
Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh là 06 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Mức hưởng hàng tháng | = | 100% | x | Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 06 tháng trước khi nghỉ việc |
Nếu chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng tính theo mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng.
– Tiền dưỡng sức sau sinh:
Lao động nữ trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà chưa phục hồi sức khỏe thì được nghỉ dưỡng sức từ 05 – 10 ngày.
Mức hưởng mỗi ngày = 30% x Mức lương cơ sở
Từ 01/7/2019, mức hưởng này là 447.000 đồng/ngày.
Khi nào thì công ty bị coi là chậm nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản?
Bất cứ ai sinh con đều mong sớm nhận được tiền thai sản. Tuy nhiên, không phải lúc nào khoản tiền này cũng được chi trả đúng hạn. Vậy theo quy định thì khi nào thì công ty bị coi là chậm nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản?
Căn cứ theo quy định tại Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản
1.Trong thời hạn 45 ngày kể từngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2.Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội
…
Như vậy, theo quy định này thì trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc thì người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Nếu qua 11 ngày vẫn chưa thấy công ty gửi hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội thì công ty bị coi là chậm nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho người lao động.
Khiếu nại việc chậm chi trả tiền thai sản như thế nào?
Chế độ thai sản là bảo hiểm xã hội đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động. Cho nên đây là quyền lợi của người lao động.
– Căn cứ vào Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con như sau: Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Như vậy, nếu như bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì trong trường này công ty của bạn cần làm thủ tục hưởng chế độ thai sản cho bạn.
– Tại Điều 117 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về thời gian quyết chế độ thai sản cho người lao động như sau:
“Điều 117. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản
1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có liên quan từ người lao động quy định tại Điều 112 và Điều 113 của Luật này, người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động.
2. Hằng quý, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ của những người lao động đã được giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho tổ chức bảo hiểm xã hội theo quy định tại các điều 112, 113 và 116 của Luật này.
3. Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm quyết toán trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường hợp không quyết toán thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.
Căn cứ vào quy định này thì trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có liên quan từ người lao động người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ thai sản cho người lao động.
Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm quyết toán trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Như vậy bạn phải kiểm tra xem công ty đã làm thủ tục gửi lên cơ quan bảo hiểm chưa. Nếu cơ quan bảo hiểm đã giải quyết chế độ và thanh toán thì công ty có trách nhiệm chi trả cho bạn. Nếu công ty không thanh toán bạn có thể khiếu nại yêu cầu giải quyết như sau:
Tại Điều 18, 19 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về khiếu nại và trình tự giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội như sau:
Điều 118. Khiếu nại về bảo hiểm xã hội
1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Người sử dụng lao động có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Điều 119. Trình tự giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội
1. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi hành chính về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
2. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì người khiếu nại có quyền lựa chọn một trong hai hình thức sau đây:
a) Khiếu nại lần đầu đến cơ quan, người đã ra quyết định hoặc người có hành vi vi phạm. Trường hợp cơ quan, người có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có trách nhiệm giải quyết;
b) Khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp người khiếu nại được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án.
4. Thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại được áp dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại”.
Căn cứ vào quy định này thì người lao động có quyền khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Người lao động khiếu nại lần đầu đến người sử dụng lao động có hành vi vi phạm. Trường hợp người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của người sử dụng lao động hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì người lao động làm đơn khiếu nại đến thanh tra lao động cấp huyện.
Nếu như thanh tra lao động cấp huyện không giải quyết được hoặc giải quyết không hợp lý thì bạn có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, bạn nên đưa đơn khiếu nại đến công ty về việc không làm thủ tục để bạn hưởng chế độ thai sản, nếu như công ty không giải quyết cho bạn thì bạn có quyền làm đơn khiếu nại tới thanh tra lao động cấp huyện, nếu thanh tra lao động cấp huyện không giải quyết được hoặc giải quyết không hợp lý thì bạn có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề chậm chi trả tiền thai sản chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Khiếu nại việc chậm chi trả tiền thai sản như thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến soạn thảo hợp đồng sang tên sổ đỏ. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Khi nào được hưởng chế độ tử tuất?
- Chồng chết vợ được hưởng chế độ gì?
- Quy định về chế độ tử tuất cho thân nhân người lao động
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 12 của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng BHXH không liên tục thì được cộng dồn.
– Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 36 của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng không nghỉ việc thì chỉ được hưởng trợ cấp một lần quy định tại Điều 38 của Luật bảo hiểm xã hội