Những ngành không được tăng lương cơ sở là gì?

20/06/2023
Những ngành không được tăng lương cơ sở năm 2023
217
Views

Khi tham gia vào quan hệ lao động thì vấn đề được quan tâm nhiều và quan trọng nhất đối với người lao động đó chính là tiền lương. Hiện nay tại nhiều công ty, doanh nghiệp việc trả lương sẽ được thỏa thuận thống nhất giữa bên người sử dụng lao động và người lao động trên tinh thần tự nguyện và đúng quy định pháp luật. Đồng thời, pháp luật có quy định về mức lương cở sở để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, đồng thời đảm bảo mức sống, mức chi tiêu đối với người lao động. Năm 2023 đã có những thay đổi về mức lương cơ sở, vậy những ngành không được tăng lương cơ sở năm 2023 là ngành nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại nội dung dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 24/2023/NĐ-CP

Lương cơ sở là gì?

Theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở dùng làm căn cứ tính mức lương của cán bộ, công chức, viên chức,… trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác.

Ngoài ra, lương cơ sở còn dùng để tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;…

Nguyên tắc để áp dụng tính lương cơ sở hiện nay như thế nào?

Để tính và áp dụng mức lương cho người lao động thì cần dựa vào mức lương cơ sở và hệ số lương của các đối tượng. Mức lương cơ sở được áp dụng theo chu kỳ khác nhau và có thể dựa vào chỉ số giá tiêu dùng hiện tại và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thì mức lương cơ sở sẽ có những sự thay đổi nhất định nhằm đáp ứng và phục vụ nhu cầu đời sống của mọi người. 

Khác với lương cơ sở thì nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng sẽ quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng. Việc áp dụng địa bàn vùng sẽ được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động:

Những ngành không được tăng lương cơ sở năm 2023

Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó;

Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó;

Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất;

Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi chính phủ có quy định mới;

Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn còn nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất;

Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại theo quy định của pháp luật. 

Những ngành không được tăng lương cơ sở năm 2023

Mức lương cơ sở đây là mức lương làm căn cứ tính đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN cho cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang… Đồng thời, đây cũng là  mức lương làm cơ sở để tính thang lương, bảng lương và các khoản phụ cấp. Mức đóng bảo hiểm cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. Theo đó, tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì từ 01/7/2023 áp dụng mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng với 09 nhóm đối tượng sau:

(1) Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019).

(2) Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019).

(3) Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019).

(4) Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thoả thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

(5) Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 33/2012/NĐ-CP).

(6) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

(7) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.

(8) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

(9) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

Như vậy, ngoài những đối tượng nêu trên, những đối tượng khác sẽ không được tăng lương cở sở từ 1/7/2023.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Những ngành không được tăng lương cơ sở năm 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về chuyển đổi đất ao sang đất thổ cư. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Chu kỳ thay đổi lương cơ sở như thế nào?

Không có chu kỳ thay đổi cố định, phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng và khả năng của ngân sách Nhà nước.

Giáo viên mầm non dạy ở trường nhà nước được hưởng theo mức lương cơ sở hay mức lương tối thiểu vùng?

Tại Điều 2 Nghị định 38/2019/NĐ-CP có quy định về đối tượng áp dụng mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang như sau:
1. Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.
2. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.
3. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật viên chức năm 2010.
Như vậy, gáo viên mầm non dạy ở trường nhà nước được hưởng theo mức lương cơ sở.

Nguyên tắc áp dụng mức lương cơ sở hiện nay như thế nào?

Dựa vào mức lương cơ sở và hệ số lương của các cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang để tính lương cho các đối tượng này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.