Khi nào không được hiến gan, thận theo quy định pháp luật?

14/11/2021
Khi nào không được hiến gan, thận theo quy định pháp luật?
421
Views

Hiến bộ phận cơ thể nói chung; và hiến thận nói riêng là một nghĩa cử cao đẹp có thể cứu sống một người khác. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được hiến thận; trong nhiều trường hợp người hiến thận không đủ tiêu chuẩn đển hiến thận. Vậy Khi nào không được hiến gan thận theo quy định pháp luật?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Quy định tiêu chuẩn người hiến gan, thận

Chức năng quan trọng của gan, thận

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất; đồng thời cũng là tuyến bộ phận lớn nhất trong cơ thể con người. Mỗi ngày, gan phải thực hiện hơn 500 nhiệm vụ thiết yếu để duy trì sức khỏe. Gan là một phần của hệ tiêu hóa với một số chức năng phổ biến như: Giải độc, tổng hợp protein; và sản sinh các hoạt chất hỗ trợ tiêu hóa thức ăn

Thận có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sống; giúp đào thải các chất cặn bã và chất độc ra khỏi cơ thể con người. Nếu thận khỏe, sẽ giúp con người bài tiết được nhiều chất thải ra khỏi cơ thể và ngược lại; nếu thận không làm tốt nhiệm vụ của mình; các chất cặn bã sẽ không đào thải được mà đọng lại cơ thể. Những chất cặn sẽ tích tụ ở ngay trong thận gây tắc nghẽn và làm thận càng suy yếu hơn. Từ đó, ảnh hưởng rất nhiều đến cơ quan khác trong cơ thể như bàng quang; niệu đạo, tuyến tiền liệt,… và ảnh hưởng đến ngoại hình như da đổi màu, rụng tóc, hơi thở có mùi,…

Mỗi bộ phận trên người đều có chức năng riêng biệt; và khi thiếu bất cứ bộ phận nào đều làm suy giảm sức khỏe của con người.

Tiêu chuẩn hiến gan, thận

Trước hết, phải đảm bảo người hiến nội tạng nói chung; người cho gan, cho thận nói riêng là tự nguyện hiến. Tiêu chuẩn về sự tự nguyện của người hiến nội tạng thể hiện qua việc người hiến có đơn tự nguyện hiến. Tại Quyết định 07/2008/QĐ-BYT, Bộ Y tế đã ban hành mẫu đơn tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống và yêu cầu đơn phải có màu xanh nhạt.  

Ngoài ra, đối với người hiến thận, phải đảm bảo các tiêu chuẩn như: Tuổi người cho nên tương đương hoặc lớn hơn người nhận. Không nên lấy thận của người cho trên 60 tuổi; Người cho có hai thận có chức năng và hình thể bình thường, bảo đảm sau khi cắt một thận để ghép, quả thận còn lại vẫn bảo đảm chức năng bài niệu cho nhu cầu hoạt động bình thường của cơ thể…

Tương tự, người cho gan phải hoàn toàn tự nguyện cho phần gan; Tuổi từ 20-55, phù hợp về nhóm máu ABO, các xét nghiệm phù hợp về miễn dịch tối thiểu là 25%; Các chỉ số tuyển chọn bình thường; Có thể tích gan và các mạch máu phù hợp (Quyết định 43/2006/QĐ-BYT)

Khi nào không được hiến gan, thận?

Thông tư 28/2012/TT-BYT; quy định rõ: Trường hợp người hiến gan mắc các bệnh lý gan mật thì không được lấy để ghép cho người bệnh.

Đối với người cho thận, nếu mắc các bệnh sau thì không được lấy để ghép cho người bệnh:- Bệnh máu:- Tăng huyết áp đã và đang phải dùng thuốc chống tăng huyết áp;
– Suy tim mạn tính.
– Bệnh thận đa nang.
– Bệnh béo phì (BMI ≥ 30).
– Sỏi đài, bể thận, sỏi tiết niệu hoặc đang mắc bệnh thận, tiết niệu gây suy chức năng thận.
– Xơ gan.

Ngoài ra, chống chỉ định cho thận với các trường hợp: Thận độc nhất, thận móng ngựa, thận đa nang, thận bệnh lý, tiền căn sỏi 2 bên, tiểu máu vi thể; bệnh máu, bệnh phổi mạn tính, bệnh tim, bệnh lao, sốt rét, nghiện ma túy, phụ nữ có thai…

Cũng tại Thông tư 28, Bộ Y tế đã ban hành Danh mục 20 bệnh của người hiến mô, bộ phận cơ thể không được lấy để ghép cho người bệnh.

Mua bán thận bị xử lý thế nào?

Theo quy định tại Điều 154 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017; thì mua bán thận thuộc nhóm tội phạm về Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người như sau:

Khung 1

1. Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Như vậy, tội mua bán thận của người khác sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi mua bán đó. Ngoài ra, nếu có những tình tiết sau đây thì người phạm tội sẽ bị phạt từ 07 năm đến tù chung thân như sau:

Khung 2

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vì mục đích thương mại;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;

d) Đối với từ 02 người đến 05 người;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

Khung 3

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Đối với 06 người trở lên;

d) Gây chết người;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

Bên cạnh đó, người mua bán thận còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như sau:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; và cấm đảm nhiệm các chức vụ, hành nghề hoặc công việc nhát định từ 01 – 05 năm.

Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác

Người từ đủ mười tám tuổi trở lên; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình; khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.

Các nguyên tắc trong việc hiến, lấy xác

  • Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép
  • Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học.
  • Không nhằm mục đích thương mại.
  • Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hiến, lấy xác

  • Lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người; lấy trộm xác
  • Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến.
  • Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác.
  • Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
  • Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi.
  • Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
  • Cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời.
  • Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
  • Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trái với quy định của pháp luật.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm sai lệch kết quả xác định chết não.

Mức hỗ trợ mai táng phí cho người hiến xác

Tại Điều 3 Thông tư 104/2017/TT-BTC, có quy định:

Điều 3. Chế độ tổ chức tang lễ, mai táng di hài đối với người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác

1. Trường hợp thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác có nhu cầu tổ chức tang lễ và mai táng di hài cho người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác được hỗ trợ mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở. Thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác phải xuất trình với cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến giấy tờ chứng minh là thân nhân của người đã hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác để nhận chế độ tổ chức tang lễ và mai táng di hài theo quy định tại Khoản này.

2. Trường hợp cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến tổ chức tang lễ và mai táng được thanh toán chi phí theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 10 tháng lương cơ sở.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Khi nào không được hiến gan, thận theo quy định pháp luật?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Con cái có được hiến xác khi bố mẹ không đồng ý không?

Căn cứ quy định tại Điều 5 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 thì:
Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.
Theo quy định này trên người từ đủ 18 tuổi trở lên, đầy đủ năng lực hành vi dân sự được toàn quyền quyết định việc hiến mô, bộ phận cơ thể mình khi còn sống mà không phụ thuộc vào ý kiến của người thân, gia đình hay bất kỳ ai khác.

Mua bán bộ phận cơ thể người mức phạt tù cao nhất là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 154 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người như sau:
“3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
…….”
Như vậy trường hợp mua bán bộ phận cơ thể người gây chết người thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này thì mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, thậm chí bị tù chung thân.

Bộ phận cơ thể người được quy định ra sao?

Điều 3 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006
Bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời