Khi bị từ chối đăng ký nhãn hiệu người nộp đơn nên làm gì?

30/07/2021
Khi bị từ chối đăng ký nhãn hiệu người nộp đơn nên làm gì?
711
Views

Trong quá trình tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ, Cục SHTT có thể ra hai thông báo; thông báo cấp văn bằng bảo hộ nếu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ; và thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu nhãn hiệu không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ. Khi nhận được công văn từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu vì những lý do không hợp lý; chủ sở hữu nhãn hiệu cần thực hiện những biện pháp để bảo vệ quyền; và lợi ích hợp pháp của mình. Vậy, nhãn hiệu bị từ chối trong trường hợp nào và khi bị từ chối đăng ký nhãn hiệu người nộp đơn nên làm gì? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Những trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối?

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ từ chối bảo hộ đơn đăng ký nhãn hiệu nếu phạm phải các trường hợp sau:

– Không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt;

– Giống, trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã được bảo hộ trước đó; hay nộp đơn sớm hơn hoặc nhãn hiệu được coi là nổi tiếng hoặc được thừa nhận rộng rãi;

– Trùng hoặc tương tự tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng; tên nhân vật hoặc hình tượng, quyền tác giả của người khác được biết đến rộng rãi;

– Nhãn hiệu trùng với tên riêng, biểu tượng hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân; tổ chức Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền) cũng sẽ bị từ chối;

– Trùng hoặc tương tự với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra; dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó yêu cầu không được sử dụng; trừ trường hợp tổ chức này đăng ký cá dấu hiệu đó là nhãn hiệu đối chứng;

– Mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc gây hiểu sai lệch về nguồn gốc, tính năng; công dụng, giá trị, chất lượng hàng hóa dịch vụ;

– Nhãn hiệu bị từ chối đăng ký nếu chứa dấu hiệu không phù hợp với trật tự và đạo đức xã hội.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ cho doanh nghiệp Việt Nam

Bị từ chối đăng ký nhãn hiệu người nộp đơn nên làm gì?

– Trường hợp Cục Sở hữu trí tuệ có thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ; thì người nộp đơn cần sửa chữa những sai sót của đơn (nếu có thể); bổ sung những thứ còn thiếu hoặc nếu ý kiến phản bác lý do dẫn đến dự định từ chối.

– Trường hợp Cục sở hữu trí tuệ thông báo về việc có người khác phản đối việc đăng ký nhãn hiệu; người nộp đơn cần sửa đổi mẫu nhãn hiệu, thu hẹp danh mục hàng hóa, dịch vụ trong đơn; hoặc nêu ý kiến phản bác những lý lẽ, chứng cứ không xác đáng của người phản đối.

– Để khắc phục những thiếu sót của đơn, người nộp đơn có thể sửa đơn; tuy nhiên người nộp đơn không được phép sửa đổi mẫu hiệu đến mức làm thay đổi bản chất của nhãn hiệu; và không được phép bổ sung hàng hóa, dịch vụ vào Danh mục hàng hóa; dịch vị đã khai trong đơn.

– Nếu không đồng ý với các quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ; người nộp đơn có thể khiếu nại lần đầu với Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ. Trường hợp không đồng ý với kết quả khiếu nại lần đầu; người nộp đơn có thể khiếu nại Bộ trưởng Bộ khoa học; và Công nghệ hoặc khởi kiện vụ án hành chính tòa án có thẩm quyền.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Bị từ chối đăng ký nhãn hiệu người nộp đơn nên làm gì?“. Nếu có thắc mắc gì về dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì xin vui lòng liên hệ: 0936408102

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là nhãn hiệu nổi tiếng?

Nhãn hiệu được coi là nổi tiếng khi nó được sử dụng liên tục cho hàng hóa, dịch vụ có uy tín và do vậy được biết đến một cách rộng rãi. Theo Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (mà Việt Nam là một thành viên); nhãn hiệu nổi tiếng nghiễm nhiên được hưởng chế độ bảo hộ đặc biệt tại tất cả các nước thành viên mà không cần qua bất kỳ thủ tục đăng ký nào.
 
Ở Việt Nam, nhãn hiệu nổi tiếng sẽ do Cục Sở hữu trí tuệ xem xét; và công công nhận trên cơ sở các chứng cứ pháp lý; và thực tế sử dụng của nhãn đó đủ tiêu chuẩn để được công nhận là nổi tiếng.

Có những loại nhãn hiệu nào được pháp luật bảo hộ?

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức; là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức; cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó; để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá; cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn; hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký; trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại; hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Để lại một bình luận