Hiện nay, hành vi khai thác đá trắng trái phép đang trở thành một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội. Hành vi vi phạm này cần phải được xử lý thật nghiêm minh để răn đe và tránh những trường hợp vi phạm khác gây thất thoát cho tài nguyên nước nhà. Liên quan tới nội dung này, chúng tôi sẽ đề cập tới vụ việc đang gây xôn xao dư luận gần đây. Đây là vụ việc về một nhóm đối tượng đã thực hiện hành vi buôn bán và khai thác đá trắng trái phép.
Tóm tắt vụ việc:
Uông Lý Lâm (35 tuổi), Lê Hùng Cường (37 tuổi) và Nguyễn Văn Hào (39 tuổi) bị khởi tố về hành vi giúp sức cho chủ mỏ khai thác đá trắng trái phép ở Qùy Hợp.
Ngày 1/10, Công an tỉnh Nghệ An cho biết Lâm bị tạm giam; hai người còn lại bị cấm đi khỏi nơi cư trú.
Hiện, tổng cộng 5 người đã bị khởi tố liên quan vụ án ông Trần Văn Bảy, 51 tuổi, bị cáo buộc khai thác đá phép tại xóm Kèn, xã Châu Lộc (Quỳ Hợp).
Hôm 13/7, gần 100 cảnh sát cơ động và kinh tế do Giám đốc Công an Nghệ An chỉ huy ập vào khu vực khai thác đá này, thu hơn 900 m3 đá trắng các loại và nhiều thiết bị.
Vậy hành vi khai thác đá trắng trái phép sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Hành vi khai thác đá trắng trái phép bị khép vào tội gì?
Theo điều 227, Bộ luật hình sự 2015 về tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò; khai thác tài nguyên được quy định như sau:
Người nào vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò; khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải; vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép; hoặc không đúng sẽ bị xử lý hình sự theo quy định.
Như vậy, hành vi khai thác đá trắng trái phép này sẽ có thể bị khép vào tội danh vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò; khai thác tài nguyên. Các mức hình phạt sẽ được quy định tướng ứng tại điều 227, BLHS 2015.
Cấu thành tội phạm tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên
Các yếu tố cấu thành tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên:
Mặt khách quan
+ Về hành vi
Phải có một trong các hành vi sau:
– Có hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng; không đầy đủ các quy định của Nhà nước về nghiên cứu, thăm dò; khai thác tài nguyên như nước, dầu mỏ… mà không có giấy phép; hoặc không đúng với nội dung giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
Về không gian, các hoạt động nghiên cứu, thăm dò; khai thác tài nguyên được thực hiện trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải; vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam.
+ Dấu hiệu khác, về hậu quả. Hành vi vi phạm khai thác tài nguyên nêu trên phải gây ra hậu quả nghiêm trọng mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Khách thể
Hành vi vi phạm khai thác tài nguyên phạm tội trên xâm phạm đến quy định của Nhà nước trong quản lý tài nguyên, môi trường; cụ thể là các hoạt động nghiên cứu, thăm dò, khái thác tài nguyên ở Việt Nam.
Mặt chủ quan
Người, pháp nhân phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Chủ thể
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người, pháp nhân nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Hành vi khai thác đá trắng trái phép bị xử lý như thế nào?
Theo điều 227, BLHS 2015; hành vi khai thác than lậu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khung hình phạt cụ thể như sau:
Đối với cá nhân có hành vi khai thác đá trắng trái phép
Khung 1
Người nào vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải; vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép; hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò; khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
d) Gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp vi phạm khai thác tài nguyên sau đây; thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò; khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên;
b) Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
c) Có tổ chức;
d) Gây sự cố môi trường;
đ) Làm chết người;
e) Gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.”;
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
Đối với pháp nhân thương mại có hành vi khai thác đá trắng trái phép
Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này; thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Thực hiện hành vi khai thác đá trắng trái phép theo nhóm thì bị xử lý thế nào?
Ngoài ra, trong vụ việc này, còn xuất hiện dấu hiệu đồng phạm trong hành vi vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò; khai thác tài nguyên.
Đồng phạm là gì?
Điều 17, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau về đồng phạm:
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”
Đồng phạm với tội danh vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò; khai thác tài nguyên bị xử lý ra sao?
Theo quy định của pháp luật; đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về toàn bộ tội phạm; như vậy tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố xét xử theo cùng một tội danh, cùng một điều luật và trong phạm vi chế tài của điều luật ấy.
Cụ thể, tại điều 58, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Đối tượng nào được nhà nước giảm tiền thuê đất theo quy định?
Chở ma túy qua luồng xanh bị xử phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?
Nhà ở xã hội có được phép bán hay không theo quy định pháp luật?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Khai thác đá trắng trái phép bị xử phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?” . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Dầu khí, đất đai và nước. Có một loại tài nguyên nữa là tài nguyên biển thì chúng ta đang có tranh chấp và phải nói rằng tiềm năng của lực lượng vũ trang của chúng ta chưa đủ mạnh để chúng ta có thể khai thác mà vẫn bảo vệ được sự yên ổn. Cho nên việc khai thác tài nguyên biển có lẽ phải đi chậm hơn và phải dựa trên cơ sở đánh giá chiến lược tài nguyên biển của các quốc gia lân cận.
Tài nguyên và môi trường là hai mặt của một vấn đề kinh tế. Nếu chỉ tính đến tài nguyên mà không tính đến môi trường thì chúng ta sẽ trở thành kẻ bóc lột tương lai để tìm sự phát triển trước mắt. Vì thế, khi thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường là chính phủ cũng đã ý thức được việc phải khắc phục các hậu quả của quá trình khai thác tài nguyên, để nó không đẻ ra di họa tương lai có chất lượng môi trường của việc khai thác ấy.
Buộc thực hiện đầy đủ biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến sức khỏe con người; khắc phục tình trạng hạn hán, lũ lụt, thiếu nước; buộc thực hiện việc trám lấp giếng, các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, các giải pháp phục hồi môi trường khu vực khai thác.