Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là gì?

20/07/2022
Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc mới
618
Views

Bên cạnh các quy định pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong pháp luật sở hữu trí tuệ, hiện nay pháp luật sở hữu trí tuệ đã có các quy định tương đối đầy đủ tại các văn bản quy định pháp luật chuyên ngành thông tin và truyền thông mới ra đời đã giúp hoạt động bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.

Cùng Luật sư 247 tìm hiểu về khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc qua bài viết dưới đây.

Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Theo quy định tại khoản 2, Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.

Đối tượng quyền tác giả luôn mang tính sáng tạo, được bảo hộ không phụ thuộc vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật. Cụ thể, đối tượng quyền tác giả là tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là thành quả của lao động, sáng tạo bởi trí tuệ của tác giả và được thể hiện dưới hình thức nhất định mà không sao chép từ tác phẩm người khác thì cá nhân tạo ra tác phẩm có quyền tác giả đối với tác phẩm đó.

Quyền tác giả thiên về bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm. Một tác phẩm được bảo hộ đối với hình thức thể hiện cụ thể của tác phẩm mà không bao gồm việc bảo hộ đối với ý tưởng cũng như nội dung tác giả thể hiện trong tác phẩm đó.

Hình thức xác lập quyền theo cơ chế bảo hộ tự động. Quyền tác giả được xác lập kể từ khi tác giả sáng tạo ra tác phẩm và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định mà không cần thông qua trình tự, thủ tục đăng ký xác lập quyền.

Quyền tác giả không được bảo hộ một cách tuyệt đối. Đối với tác phẩm đã được bảo hộ, pháp luật sở hữu trí tuệ cho phép cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm mà không cần phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả trong một số trường hợp cụ thể với điều kiện việc sử dụng đó không nhằm mục đích kinh doanh và không gây phương hại đến quyền tác giả.

Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1, Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 22/2018/NĐ-CP tác phẩm âm nhạc được hiểu là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nốt nhạc trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có lời hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.

Theo đó, tác phẩm âm nhạc được bảo hộ quyền tác giả dưới hai hình thức: Thể hiện dưới dạng các nốt nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác; Tác phẩm âm nhạc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có lời hoặc không có lời. Từ thời điểm định hình, tác phẩm âm nhạc đã được bảo hộ mà không cần phải thông qua việc trình diễn.

Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là việc Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc xác lập, công nhận và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm âm nhạc do họ sáng tạo ra.

Trong đó, bao gồm các nội dung về xác lập, công nhận quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, quản lý, sử dụng, khai thác quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc và bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc chống lại các hành vi xâm phạm.

Điều ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

  • Công ước BERNE về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật

Công ước Berne là Điều ước quốc tế đa phương đầu tiên trong lĩnh vực quyền tác giả được ký ngày 09/09/1886 tại thủ đô Berne của Thụy Sỹ. Công ước được nhiều lần sửa đổi cho phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ trong lĩnh vực này. Đạo luật hiện hành là Đạo luật Paris ngày 24/07/1971 được bổ sung ngày 02/10/1979. Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Công ước Berne từ ngày 26/10/2004. Theo Công ước Berne, quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là tự động, không cần phải đăng ký, không cần phải viết trong thông báo tác quyền. Công ước Berne cho phép tác giả được hưởng tác quyền suốt đời cộng thêm tối thiểu 50 năm sau đó.

Công ước Berne bảo hộ các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học trong đó bao gồm tác phẩm âm nhạc với những nguyên tắc cơ bản:

– Nguyên tắc đối xử quốc gia là nguyên tắc bảo hộ tác phẩm có nguồn gốc từ quốc gia thành viên của Công ước tương tự như sự bảo hộ tác phẩm của công dân chính quốc gia mình.

– Nguyên tắc bảo hộ tự động là sự bảo hộ không phụ thuộc vào bất kỳ hình thức, thủ tục nào, đã đăng ký hay chưa đăng ký quyền tác giả.

– Nguyên tắc bảo hộ độc lập là việc hưởng và thực hiện các quyền được độc lập với việc bảo hộ hiện có tại nước xuất xứ của tác phẩm.

Công ước Berne được quản lý bởi Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (World Intellectual Property Organization, viết tắt là WIPO) từ năm 1967. Gần như tất cả các quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tuân thủ hầu hết các điều khoản của công ước này.

  • Hiệp định TRIPs (Hiệp định về các khía cạnh liện quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ)

Hiệp định TRIPs được thông qua ngày 15/04/1994 tại Marrakech là hiện thân của các kết quả của vòng đàm phán Uruguay trong khuôn khổ Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), trong đó đề cập đến những khía cạnh quyền SHTT liên quan đến thương mại (gọi tắt là Hiệp định TRIPs). Hiệp định TRIPs là những đạo luật liên quan giữa Berne và WTO.

Hiệp định TRIPs đề cập đến những vấn đề khác nhau, trong đó có quyền tác giả bao hàm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc kể cả trong môi trường kỹ thuật số. Theo đó, Hiệp định TRIPs khẳng định phạm vi bảo hộ quyền tác giả bao gồm sự thể hiện, và không bao gồm các ý đồ, trình tự, phương pháp tính hoặc các khái niệm toán học. Tương tự như Công ước Berne, sự bảo hộ mà Hiệp định TRIPs nhằm hướng tới chỉ là sự sáng tạo ở hình thức thể hiện, chứ không phải ở bản thân ý tưởng. Một ý tưởng giống nhau nhưng được thể hiện bằng những cách khác nhau hoàn toàn có thể làm phát sinh quyền tác giả.

Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc mới
Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc mới
  • Hiệp ước WIPO về quyền tác giả (WIPO Copyright Treaty – WCT)

Hiệp ước WIPO về quyền tác giả và quyền kề cận thông qua ngày 20/12/1996 tại Geneva có hiệu lực từ ngày 06/03/2002. Hiệp ước gồm 25 điều, đến tháng 03/2010 có 88 quốc gia tham gia và Việt Nam chưa tham gia Hiệp ước này. Trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm tác phẩm âm nhạc, hiệp ước WIPO lưu ý hai vấn đề: Không phân biệt cách thức và hình thức thể hiện chúng và phạm vi bảo hộ quyền tác giả được dành cho tác phẩm đã dược thể hiện chứ không dành cho bản thân ý tưởng, thủ tục, phương thức hoạt động hoặc các khái niệm toán học (Điều 2). Điều này hoàn toàn phù hợp với các quy định của Công ước Berne và Hiệp định TRIPs.

Hiệp ước WIPO còn đề cập đến một số quyền như quyền phân phối, quyền cho thuê, quyền truyền đạt tới công chúng là quyền “cho phép truyền đạt tới công chúng tác phẩm của họ, bằng vô tuyến hay hữu tuyến, kể cả việc đưa tác phẩm của họ tới công chúng theo cách thức mà những thành viên trong xã hội có thể tiếp cận các tác phẩm đó tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn”(Điều 8).

Thủ tục đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Thủ tục đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc sẽ bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị thông tin và tài liệu cần thiết cho việc đăng ký bản quyền âm nhạc

Các thông tin sẽ bao gồm: Tên tác phẩm, ngày hoàn thành tác phẩm, ngày công bố tác phẩm ra công chúng, hình thức công bố tác phẩm, thông tin chủ sở hữu tác phẩm…

  • Bước 2: Soạn hồ sơ đăng ký bản quyền âm nhạc

Việc soạn hồ sơ rất quan trọng và là căn cứ để Cục bản quyền xem xét trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác phẩm cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

đăng ký bản quyền âm nhạc

  • Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan đăng ký:

Hồ sơ đăng ký sẽ được nộp tại Cục bản quyền tác giả tại Hà nội hoặc 02 văn phòng Cục tại Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

  • Bước 4: Theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền tại cơ quan đăng ký

Hồ sơ sẽ được theo dõi sau khu nộp để kịp thời bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên thẩm định hồ sơ

Sau khi hồ sơ đăng ký được chấp nhận hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu, để có thể nhận được giấy chứng nhận đăng ký, khách hàng cần nộp chi phí để cấp và nhận giấy chứng nhận quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc mới”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về: Giấy phép sàn thương mại điện tử, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, công văn xác minh đăng ký lại khai sinh…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ở đâu?

Tác giả, nhà soạn nhạc, nhạc sỹ sau khi hoàn thành sáng tác tác phẩm có thể tiến hành thủ tục nộp hồ sơ đăng ký bản quyền âm nhạc tại Cục bản quyền tác giả có trụ sở chính tại Hà Nội và 02 văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Hình thức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc có thể được nộp qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ giấy trực tiếp tới 1 trong 03 cơ quan đăng ký nêu trên.

Thế nào là hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc?

Theo quy định của Luật Sở hữu  trí tuệ về hành vi xâm phạm quyền tác giả có quy định những hành vi sau đây được coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả.
– Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
– Mạo danh tác giả.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.