Kết hôn giả để nhập tịch nước ngoài bị xử lý như thế nào?

16/10/2021
Kết hôn giả để nhập tịch nước ngoài bị xử lý như thế nào?
494
Views

Kết hôn giả để nhập tịch nước ngoài bị xử lý như thế nào?

Chào Luật sư. Gần đây xem tin tức tôi thấy có nhiều trường hợp ca sĩ nổi tiếng kết hôn giả nhằm mục đích để được nhập quốc tịch nước ngoài. Những cuộc hôn nhân như vậy thực sự vi phạm cả về đạo đức và pháp luật. Vậy Kết hôn giả để nhập tịch nước ngoài bị xử lý như thế nào? Hi vọng nhận được sự phản hồi từ phía Luật sư. Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật sư tư vấn

Kết hôn giả tạo là gì?

Tại Khoản 11 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình”

Mục đích của hôn nhân là xây dựng những gia đình hạnh phúc, dân chủ và hòa thuận; trong đó mọi người thương yêu, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và bảo đảm cho mọi giống được lành mạnh; tương lai con cái được tốt đẹp. Tuy nhiên việc kết hôn giả hoàn toàn không thể đem đến mục đích này được. Do đó pháp luật cấm kết hôn giả tạo.

Tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ:

“Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a; b; c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này”.

Trong đó, điểm a Khoản 2 Điều 5 quy định về một trong các trường hợp cấm kết hôn, đó là kết hôn giả tạo.

Nhập tịch là gì?

Nhập tịch nghĩa là thủ bạn sống ở một quốc gia khác để có thể trở thành công dân của quốc gia đó.

Mời bạn xem thêm: Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam mới nhất

Kết hôn giả để nhập tịch nước ngoài bị xử lý như thế nào?

Hôn nhân giả tạo là một trong các hành vi cấm của pháp luật nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình và khi có căn cứ vi phạm người kết hôn sẽ bị xử phạt hành chính.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 28 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự có nêu rõ như sau:

Hành vi kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập tịch có mức phạt hành chính như sau:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh; nhập cảnh; cư trú; nhập quốc tịch Việt Nam; quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.

Ngoài mức phạt tiền nêu trên, cá nhân vi phạm còn buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi kết hôn “giả”.

Đối với nhiều người, có lẽ mức xử phạt hành chính nêu trên đối với việc lợi dụng kết hôn để được xuất cảnh, nhập quốc tịch nước ngoài là không đủ sức răn đe; hoặc nghĩ rằng chỉ cần xuất cảnh, nhập quốc tịch thành công thì sẽ không phải chịu chế tài gì.

Tuy nhiên, cá nhân hoàn toàn có thể phải đối mặt với mức phạt cao hơn, thậm chí đi tù vì kết hôn “giả” theo pháp luật của nước cá nhân dự định xuất cảnh tới; nhập quốc tịch.

Trình tự xử lý kết hôn giả để nhập tịch nước ngoài

Việc xử lý kết hôn giả tạo được quy định tại Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.

Theo đó, để hủy kết hôn trái pháp luật thì Tòa án căn cứ vào yêu cầu của vợ, chồng, điều kiện kết hôn, điều kiện công nhận quan hệ hôn nhân hợp pháp… để quyết định. Lúc này, nếu hai bên vợ chồng đã có đủ điều kiện kết hôn theo quy định thì:

  • Nếu cả hai cùng yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án quyết định công nhận kể từ khi hai bên đủ điều kiện kết hôn;
  • Nếu chỉ có một trong hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái phép hoặc công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật;
  • Nếu một bên yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Mức xử phạt kết hôn giả tạo ở Mỹ

Cụ thể, Cơ quan Thực thi di trú và hải quan Hoa Kỳ (ICE- U.S Immigration and Customs Enforcement) có quy định về hành vi kết hôn “giả” như sau:

Kết hôn “giả” là tội phạm liên bang: Điều này có nghĩa cá nhân lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh; nhập quốc tịch Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

Mức phạt đối với hành vi kết hôn “giả” bao gồm:

  • Hình phạt tù có thể lên đến 05 năm:
  • Phạt tiền lên tới 250.000 USD.
  • Tước visa
  • Trục xuất về nước;
  • Bị tước nhiều quyền lợi khác.

Đặc biệt, chế tài nêu trên không chỉ giới hạn áp dụng với người trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm mà còn có thể áp dụng đối với người liên đới.

Như vậy, không chỉ là xử lý hành chính mà cá nhân lợi dụng việc kết hôn để xuất; nhập cảnh nhập tịch hoàn toàn có thể chịu các chế tài từ nhiều hệ thống pháp luật khác nhau như phạt tù; trục xuất; tước visa…Do đó, cá nhân cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện hành vi vi phạm này; tránh nhiều hệ luỵ khôn lường.

Hợp đồng hôn nhân có thể bị coi là kết hôn giả tạo?

Điều 385 BLDS 2015 quy định, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập; thay đổi hoặc chấm dứt quyền; nghĩa vụ dân sự.

Còn theo Luật HNGĐ 2014, hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

Như vậy, hợp đồng hôn nhân là sự thỏa thuận giữa vợ và chồng về quan hệ hôn nhân giữa hai người. Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể nào về hợp đồng hôn nhân; trừ trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản trước; trong và sau thời kỳ hôn nhân.

Nếu hai bên nam; nữ kết hôn không nhằm mục đích kết hôn mà kết hôn; hoặc lập hợp đồng hôn nhân vì mục đích khác thì sẽ bị coi là kết hôn giả tạo.

Mời bạn xem thêm: Dịch vụ viết đơn ly hôn đơn phương mới nhất năm 2021

Giải quyết vấn đề

Gia đình là tế bào của xã hội; là cái nôi nuôi dưỡng con người; là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hôn nhân phải hướng tới mục đích xây dựng gia đình hạnh phúc thì mới đạt được mục đích chính đáng. Những cuộc hôn nhân giả tạo làm sai lệch mục đích chính đáng của hôn nhân. Dù vì lý do gì, thậm chí là để nhập tịch nước ngoài, thì việc kết hôn giả tạo hoàn toàn là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này có thể bị xử lý bởi các hình phạt khác nhau. Do vậy, chúng ta cần phải ngăn ngừa hiện tượng này.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Kết hôn giả để nhập tịch nước ngoài bị xử lý như thế nào? Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Nhập quốc tịch diện Đầu tư là gì?

Chương trình Nhập quốc tịch diện Đầu tư đề cập đến việc có được quyền công dân và hộ chiếu ở nước thứ ba bằng cách đầu tư một khoản tiền đáng kể một cách hợp pháp với sự cho phép của Chính phủ.
Quyền công dân trực tiếp bằng đầu tư: Quyền công dân trực tiếp và hộ chiếu mà không có bất kỳ yêu cầu cư trú.
Quyền công dân gián tiếp bằng cách đầu tư: Có được quyền công dân và hộ chiếu thông qua cư trú và nhập tịch sau này

Quốc tịch kép là gì?

Quốc tịch kép (hay còn gọi là đa quốc tịch) được hiểu là người có từ hai quốc tịch trở lên.

Điều kiện tách hộ khẩu để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp?

Đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở được coi là hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau:
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Được chủ hộ; chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ; chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời