Kê biên nhà trong trường hợp nào? Nhà ở là nơi để đương sự cư trú và sinh hoạt; nên việc kê biên nhà để thực hiện các nghĩa vụ của đương sự trong bản án; hay quyết định của tòa án phải cân nhắc kỹ. Pháp luật quy định việc kệ biên nhà ở cần phải thực hiện trong trường hợp không có tài sản khác hoặc tài sản khác không đủ để thực hiện nghĩa vụ và còn nhiều trường hợp khác nữa. Vậy Kê biên nhà trong trường hợp nào? Sau đây là tất cả giải đáp của Luật sư 247 về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Quy định về kê biên tài sản
Để biết được Kê biên nhà trong trường hợp nào? cân xác định rõ quy định về kê biên tài sản, cụ thể như sau:
-Trước khi kê biên tài sản là bất động sản ít nhất là 03 ngày làm việc; Chấp hành viên thông báo cho đại diện chính quyền cấp xã; hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, tài sản kê biên. Trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.
- Trường hợp đương sự vắng mặt thì có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Trường hợp đã được thông báo hợp lệ mà đương sự; hoặc người được uỷ quyền vắng mặt thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên; nhưng phải mời người làm chứng và ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên.
- Trường hợp không mời được người làm chứng thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên nhưng phải ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên.
– Khi kê biên đồ vật; nhà ở; công trình kiến trúc nếu vắng mặt người phải thi hành án; hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó mà phải mở khoá, phá khoá, mở gói thì Chấp hành viên thực hiện theo quy định.
– Việc kê biên tài sản phải lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm kê biên, họ, tên Chấp hành viên; đương sự; hoặc người được ủy quyền, người lập biên bản, người làm chứng và người có liên quan đến tài sản; diễn biến của việc kê biên; mô tả tình trạng từng tài sản, yêu cầu của đương sự và ý kiến của người làm chứng.
Biên bản kê biên có chữ ký của đương sự; hoặc người được uỷ quyền, người làm chứng, đại diện chính quyền cấp xã; hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, Chấp hành viên và người lập biên bản.
Kê biên tài sản khi bị chuyển quyền sở hữu
– Kể từ thời điểm bản án; quyết định có hiệu lực pháp luật;, nếu người phải thi hành án chuyển đổi; tặng cho; bán;, chuyển nhượng; thế chấp; cầm cố tài sản cho người khác mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án; và không còn tài sản khác; hoặc tài sản khác không đủ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên, xử lý để thi hành án.
Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Khi kê biên tài sản, nếu có người khác tranh chấp thì Chấp hành viên thông báo cho đương sự; người có tranh chấp thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật Thi hành án dân sự.
– Trường hợp đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn; biện pháp khẩn cấp tạm thời; biện pháp bảo đảm thi hành án; biện pháp cưỡng chế thi hành án mà tài sản bị chuyển đổi; tặng cho;, bán, chuyển nhượng; thế chấp;, cầm cố cho người khác thì tài sản đó bị kê biên, xử lý để thi hành án;
Chấp hành viên có văn bản yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đối với tài sản đó vô hiệu; hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đối với tài sản đó.
Kê biên nhà trong trường hợp nào? là đúng quy định pháp luật.
Kê biên tài sản chung của người phải thi hành với người khác
– Cơ quan thi hành án dân sự chỉ kê biên; xử lý đối với tài sản chung là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi các tài sản khác không đủ để thi hành án; hoặc khi có đề nghị của đương sự theo quy định;
– Trường hợp người phải thi hành án có chung tài sản với người khác mà đã xác định được phần tài sản; quyền tài sản của từng người; thì Chấp hành viên kê biên phần tài sản; quyền tài sản của người phải thi hành án để thi hành án theo quy định;
Trường hợp chưa xác định được phần quyền của người phải thi hành án thì thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự, trừ trường hợp sau;
- Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu chung vợ chồng thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông báo cho vợ, chồng biết.
- Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu; quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu, sử dụng theo số lượng thành viên của hộ gia đình tại thời điểm xác lập quyền sở hữu tài sản; thời điểm được Nhà nước giao đất; cho thuê đất; công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Chấp hành viên thông báo kết quả xác định phần sở hữu, sử dụng cho các thành viên trong hộ gia đình biết.
Trường hợp vợ; hoặc chồng; hoặc các thành viên hộ gia đình không đồng ý với việc xác định của Chấp hành viên; thì có quyền yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày; kể từ ngày được thông báo hợp lệ.
Hết thời hạn này mà không có người khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành kê biên; xử lý tài sản và trả lại cho vợ; hoặc chồng; hoặc các thành viên hộ gia đình giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của họ.
Tài sản được kê biên có giá trị lớn phải tiên hành bán đấu giá quy định: Bán đấu giá quyền sử dụng đất; Bán đấu giá nhà ở….
Kê biên nhà trong trường hợp nào?
– Việc kê biên nhà ở là nơi ở duy nhất của người phải thi hành án; và gia đình chỉ được thực hiện sau khi xác định người đó không có các tài sản khác; hoặc có nhưng không đủ để thi hành án. Trừ trường hợp người phải thi hành án đồng ý kê biên nhà ở để thi hành án.
– Khi kê biên nhà ở phải kê biên cả quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở. Trường hợp nhà ở gắn liền với đất thuộc quyền sử dụng của người khác thì Chấp hành viên chỉ kê biên nhà ở và quyền sử dụng đất để thi hành án nếu người có quyền sử dụng đất đồng ý.
Trường hợp người có quyền sử dụng đất không đồng ý thì chỉ kê biên nhà ở của người phải thi hành án; nếu việc tách rời nhà ở và đất không làm giảm đáng kể giá trị căn nhà.
– Khi kê biên nhà ở của người phải thi hành án đang cho thuê; cho ở nhờ thì Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người đang thuê; đang ở nhờ biết.
Trường hợp tài sản kê biên là nhà ở; cửa hàng đang cho thuê được bán đấu giá mà thời hạn thuê; hoặc thời hạn lưu cư vẫn còn thì người thuê có quyền tiếp tục được thuê; hoặc lưu cư theo quy định của Bộ luật dân sự.
– Việc kê biên nhà ở bị khoá được thực hiện theo quy định.
Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102
Bài viết liên quan
Thủ tục xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự như thế nào?
Thứ tự thanh toán tài sản thi hành án dân sự theo quy định pháp luật
Công nhận và cho thi hành bản án dân sự của Tòa án nước ngoài
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Luật thi hành án dân sự 2008 quy định Kê biên tài sản gắn liền với đất
Khi kê biên tài sản là công trình xây dựng gắn liền với đất phải kê biên cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quyền sử dụng đất không được kê biên theo quy định của pháp luật hoặc việc tách rời tài sản kê biên và đất không làm giảm đáng kể giá trị tài sản đó.
Căn cứ Luật thi hành án dân sự 2008 Biên bản kê biên có chữ ký của đương sự hoặc người được uỷ quyền, người làm chứng, đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, Chấp hành viên và người lập biên bản.
Căn cứ Luật thi hành án dân sự 2008 quy định tài sản đã kê biên được bán theo các hình thức sau đây:
– Bán đấu giá;
– Bán không qua thủ tục đấu giá.