Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự

19/12/2021
Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
710
Views

Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự; Để đảm bảo việc thi hành các bản án; quyết định của Tòa Án đối với các sự việc dân sư cần có một biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự; hay biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.

Vậy có Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sư nào hiện nay? Và quy định về các biện pháp đó như thế nào. Sau đây là giải đáp của Luật sư 247 về tất cả các vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý

Luật thi hành án dân sự 2008;

Nghị định 33/2020/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn

Nguyên tắc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân s

Khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự; Chấp hành viên không phải thông báo trước cho đương sự.

Người yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng; mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.

Chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; quyết định thi hành án; tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; yêu cầu bằng văn bản của đương sự; và tình hình thực tế của địa phương để lựa chọn việc áp dụng các biện pháp bảo đảm; biện pháp cưỡng chế thi hành án thích hợp.

Chấp hành viên được áp dụng biện pháp bảo đảm; biện pháp cưỡng chế thi hành án trong trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 130 Luật Thi hành án dân sự.

Việc áp dụng biện pháp bảo đảm; cưỡng chế thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án; và các chi phí thi hành án theo quy định của pháp luật. Trừ trường hợp tài sản duy nhất của người phải thi hành án lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ thi hành án mà tài sản đó không thể phân chia được;

Hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản; tài sản bảo đảm đã được bản án; quyết định tuyên xử lý để thi hành án; hoặc trường hợp quy định.

Trường hợp đương sự; người đang quản lý; sử dụng; bảo quản tài sản không thực hiện theo yêu cầu của Chấp hành viên thì tùy từng trường hợp cụ thể mà Chấp hành viên tổ chức cưỡng chế mở khóa, mở gói; buộc ra khỏi nhà, công trình xây dựng, tài sản gắn liền với đất;

Hoặc các biện pháp cần thiết khác để kiểm tra hiện trạng; thẩm định giá; bán đấu giá tài sản; hoặc giao tài sản cho cá nhân, tổ chức khác bảo quản theo quy định của pháp luật.

Trường hợp sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế mà không thực hiện được việc giao bảo quản đối với tài sản theo quy định; thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp; hỗ trợ bảo quản trong thời gian chưa xử lý được tài sản.

Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân s

Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự bao gồm: Phong toả tài khoản; Tạm giữ tài sản, giấy tờ; Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản. Chi tiết các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự như sau:

Phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ

– Việc phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ được thực hiện trong trường hợp người phải thi hành án có tài khoản, tài sản gửi giữ.

– Quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ phải xác định rõ số tiền; tài sản bị phong tỏa. Chấp hành viên phải giao quyết định phong tỏa cho cơ quan; tổ chức; cá nhân đang quản lý tài khoản; tài sản của người phải thi hành án.

  • Trường hợp cần phong tỏa ngay tài khoản; tài sản của người phải thi hành án ở nơi gửi giữ mà chưa ban hành quyết định phong tỏa thì Chấp hành viên lập biên bản yêu cầu cơ quan; tổ chức; cá nhân đang quản lý tài khoản; tài sản của người phải thi hành án phong tỏa tài khoản, tài sản đó.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản; Chấp hành viên phải ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản.

  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản; tài sản phải thực hiện ngay yêu cầu của Chấp hành viên về phong tỏa tài khoản; tài sản. Biên bản; quyết định phong tỏa tài khoản;, tài sản trong trường hợp này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định phong tỏa tài khoản; tài sản ở nơi gửi giữ; Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế; hoặc ra quyết định chấm dứt việc phong tỏa theo quy định.

Tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự

– Chấp hành viên đang thực hiện nhiệm vụ thi hành án có quyền tạm giữ tài sản; giấy tờ liên quan đến việc thi hành án mà đương sự; tổ chức; cá nhân khác đang quản lý, sử dụng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan có trách nhiệm phối hợp; hỗ trợ; thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên trong việc tạm giữ tài sản, giấy tờ.

– Quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ phải xác định rõ loại tài sản, giấy tờ bị tạm giữ. Chấp hành viên phải giao quyết định tạm giữ tài sản; giấy tờ cho đương sự; hoặc tổ chức, cá nhân đang quản lý, sử dụng.

  • Trường hợp cần tạm giữ ngay tài sản; giấy tờ mà chưa ban hành quyết định tạm giữ tài sản; giấy tờ thì Chấp hành viên yêu cầu giao tài sản; giấy tờ và lập biên bản về việc tạm giữ.
  • Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản; Chấp hành viên phải ban hành quyết định tạm giữ tài sản; giấy tờ. Biên bản, quyết định tạm giữ tài sản; giấy tờ phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

– Khi tạm giữ tài sản; giấy tờ phải lập biên bản có chữ ký của Chấp hành viên; và người đang quản lý; sử dụng tài sản, giấy tờ; trường hợp người đang quản lý; sử dụng tài sản, giấy tờ không ký thì phải có chữ ký của người làm chứng.

Biên bản tạm giữ tài sản; giấy tờ phải được giao cho người quản lý, sử dụng tài sản, giấy tờ.

– Chấp hành viên yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các giấy tờ; tài liệu cần thiết để chứng minh quyền sở hữu, sử dụng; thông báo cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về quyền khởi kiện yêu cầu xác định quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản, giấy tờ tạm giữ.

Trường hợp cần thiết, Chấp hành viên phải xác minh làm rõ; hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan có thẩm quyền xác định người có quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản, giấy tờ tạm giữ.

– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có căn cứ xác định tài sản, giấy tờ tạm giữ thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định;

Trường hợp có căn cứ xác định tài sản, giấy tờ tạm giữ không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án hoặc thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án nhưng đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình thì Chấp hành viên phải ra quyết định trả lại tài sản, giấy tờ cho người có quyền sở hữu, sử dụng.

Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản

Là một trong Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự; việc Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản là trường hợp cần ngăn chặn; hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng; tẩu tán; hủy hoại; thay đổi hiện trạng tài sản; trốn tránh việc thi hành án.

Chấp hành viên ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án, tài sản chung của người phải thi hành án với người khác.

– Quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản phải được gửi ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đó.

– Chấp hành viên yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các giấy tờ, tài liệu cần thiết để chứng minh quyền sở hữu, sử dụng; thông báo cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về quyền khởi kiện yêu cầu xác định quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản.

Trường hợp cần thiết, Chấp hành viên phải xác minh, làm rõ; hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan có thẩm quyền xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản theo quy định của pháp luật.

– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có căn cứ xác định tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định;

Trường hợp có căn cứ xác định tài sản không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án thì Chấp hành viên phải ra quyết định chấm dứt việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

Bài viết liên quan

Sự khác nhau giữa bị hại và nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự?

Công nhận và cho thi hành bản án dân sự của Tòa án nước ngoài

Thứ tự thanh toán tài sản thi hành án dân sự theo quy định pháp luật

Câu hỏi thường gặp

Biện pháp cưỡng chế thi hành án gồm các biện pháp nào?

Căn cứ Luật thi hành án dân sự 2008 quy định Biện pháp cưỡng chế thi hành án
– Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
– Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
– Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
– Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
– Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
– Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.

Phí thi hành án dân sự ai phải nộp?

Căn cứ Luật thi hành án dân sự 2008 quy định Người được thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự.
Chính phủ quy định mức phí thi hành án dân sự, thủ tục thu nộp, quản lý, sử dụng phí thi hành án dân sự.

Thời hạn tự nguyện thi hành án khi nào?

Căn cứ Luật thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung 2014 quy định Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.