Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Bắc Giang năm 2021

30/07/2021
Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Bắc Giang năm 2021
356
Views

Bắc Giang đang ngày một phát triển với số doanh nghiệp thành lập ngày một nhiều. Tuy nhiên do dịch bệnh Covid 19 kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của nền kinh tế. Nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn tạm ngừng kinh doanh để giải quyết khó khăn trước mắt. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ các quy định về tạm ngừng kinh doanh, về hồ sơ, trình tự thực hiện. Bài viết dưới đây Luật sư 247 sẽ Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Bắc Giang năm 2021.

Nội dung tư vấn

Căn cứ pháp luật

Khái quát về doanh nghiệp ở Bắc Giang

Bắc Giang là tỉnh có số doanh nghiệp hoạt động khá mạnh. Tính đến ngày 31/07/2020, toàn tỉnh có 10.317 doanh nghiệp và 1.269 chi nhánh, văn phòng đại diện với số vốn đăng ký là 78.562 tỷ đồng. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) là 455 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 3,511 tỷ USD.

Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid 19 đã khiến nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh. Sau khi dịch COVID-19 cơ bản được khống chế, tỉnh đã chp phép một số doanh nghiệp hoạt động trở lại.

Theo đó, đến nay toàn tỉnh đã có 153/254 doanh nghiệp tại 4 khu công nghiệp hoạt động trở lại với 57.000 lao động. Cùng với đó, có 15/15 cụm công nghiệp với 109 doanh nghiệp và hơn 17.500 công nhân đi làm trở lại. Trên địa bàn cũng đã có 16/52 doanh nghiệp ngoài khu, cụm công nghiệp với hơn 8.700 lao động sản xuất, kinh doanh trở lại.

Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp tạm thời không thực hiện những hoạt động kinh doanh. Nghĩa là doanh nghiệp không được ký kết hợp đồng, không được xuất hóa đơn; hay có bất kỳ hoạt động nào khác trong thời gian tạm ngừng. Sau khi hết thời hạn; doanh nghiệp phải hoạt động trở lại nếu không phải làm thủ tục gia hạn tạm ngừng kinh doanh hoặc giải thể, chuyển nhượng.

Điều kiện tạm ngừng kinh doanh ở Bắc Giang

Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh. Nhưng phải quân theo quy định tại Điều 206 của Luật doanh nghiệp năm 2020 về tạm ngừng kinh doanh. Theo đó:

Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc; trước ngày tạm ngừng kinh doanh; hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong trường hợp sau đây:

  • Tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài; khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
  • Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan về quản lý thuế; môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;

Có nên tạm ngừng kinh doanh không?

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có thể tập trung giải quyết những khó khăn của doanh nghiệp, tìm cách huy động vốn để tái cơ cấu doanh nghiệp.

Khi cảm thấy doanh nghiệp có khả năng hoạt động trở lại sớm hơn thời gian tạm ngừng kinh doanh; thì doanh nghiệp chỉ cần đến cơ quan đăng ký kinh doanh về việc hoạt động trước thời hạn. Trường hợp; sau thời hạn tạm ngưng kinh doanh; nếu doanh nghiệp cảm thấy không có khả năng tiếp tục hoạt động nữa thì có thể lựa chọn hoạt động giải thể. Chính vì vậy nên rất nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn hình thức này để giải quyết khó khăn trước mắt.

Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Bắc Giang năm 2021

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, nộp hồ sơ tới Sở kế hoạch đầu tư Bắc Giang .

Cách thức thực hiện:

  • Trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh
  • Thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo địa chỉ www.dangkykinhdoanh.gov.vn
Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ

Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ; xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết. Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp cập nhật được tình trạng hồ sơ.

Bước 4: Nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh

Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung; cơ quan có thẩm quyền thông báo để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung.

Bước 5: Hoàn tất thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Sau khi nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh; doanh nghiệp của sẽ tạm ngừng từ thời gian được ghi trên thông báo. Mọi hoạt động kinh doanh sau ngày tạm dừng hoạt động đều phải dừng lại. Doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn tạm ngừng; hoặc xin hoạt động sớm trở lại khi chưa hết thời hạn tạm ngừng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Bắc Giang năm 2021.

Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0936 408 102

Câu hỏi thường gặp

Được tạm ngừng kinh doanh ở Bắc Giang là bao lâu?

Doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh lần thứ nhất với thời hạn tối da 01 năm. Nếu chưa thể hoạt động trở lại, doanh nghiệp có thể tiếp tục thông báo tạm ngừng kinh doanh (lần thứ hai) gửi tới Phòng Đăng ký kinh doanh; thời hạn tạm ngừng kinh doanh lần thứ hai có tối đa là 01 năm.

Có được miễn lệ phí môn bài khi thời gian tạm ngừng kinh doanh không?

Nếu doanh nghiệp có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điều kiện: văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tại Bắc Giang cần những gì?

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh cần bao gồm các nội dung chính sau:
– Thông báo tạm ngừng kinh doanh
– Quyết định tạm ngừng kinh doanh (của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên; của Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên; của Hội đồng quản trị công ty cổ phần…)
– Bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Trả lời