Hướng dẫn thủ tục giảm vốn điều lệ công ty hợp danh năm 2021

21/08/2021
Hướng dẫn thủ tục giảm vốn điều lệ công ty hợp danh
1246
Views

Theo luật doanh nghiệp hiện hành, doanh nghiệp được phép thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ công ty. Theo đó, công ty hợp danh cũng có quyền điều chỉnh để tăng vốn điều lệ ban đầu đã đăng ký. Vậy quy định pháp luật hiện hành về thủ tục tăng vốn điều lệ trong công ty hợp danh như thế nào? Các hình thức tăng vốn điều lệ trong công ty hợp danh là gì? Hãy cùng Phòng tư vấn Luật doanh nghiệp của Luật sư X tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật doanh nghiệp 2020

Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Thông tư 105/2020/TT-BTC

Nội dung tư vấn

Vốn điều lệ của công ty hợp danh là gì?

Luật doanh nghiệp 2020 quy định: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần. Như vậy, vốn điều lệ của công ty hợp danh là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty hợp danh.

Các trường hợp giảm vốn điều lệ công ty hợp danh

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì công ty hợp danh có thể giảm vốn điều lệ bằng cách chấm dứt tư cách thành viên hợp danh hoặc trong quá trình hoạt động, nếu chằng may làm ăn thua lỗ, công ty có quyền giảm vốn điều lệ của mình bằng cách thực hiện các thủ tục đăng ký thay đổi vốn theo quy định pháp luật.

Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh

  • Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;
  • Đã chết, bị Tòa án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
  • Bị khai trừ khỏi công ty;
  • Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua

Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty trong các trường hợp sau đây:

  • Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai;
  • Vi phạm quy định tại Điều 175 của Luật này;
  • Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực; không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và các thành viên khác;
  • Không thực hiện đúng các nghĩa vụ của thành viên hợp danh.

Hồ sơ đăng ký giảm vốn điều lệ công ty hợp danh

Hồ sơ đăng ký giảm vốn điều lệ công ty hợp danh gồm:

a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;

b) Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên

Đối với trường hợp giảm vốn điều lệ của công ty; các doanh nghiệp kinh doanh ngành; nghề phải có vốn pháp định; công ty/doanh nghiệp chỉ được đăng ký giảm vốn điều lệ; nếu mức vốn đăng ký sau khi giảm lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp định áp dụng đối với ngành nghề đó. Công ty đó phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ cũng như các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn điều lệ.

Trình tự thủ tục đăng ký giảm vốn điều lệ công ty hợp danh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Công ty hợp danh muốn giảm vốn điều lệ cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như đã nêu ở trên

Bước 2: Nộp hồ sơ

Công ty hợp danh đăng ký thay đổi vốn điều lệ do giảm vốn nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa phòng đăng ký kinh doanh; hoặc sử dụng phương thức thay đổi đăng ký kinh doanh qua mạng trực tuyến tại cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.

Bước 3: Nhận kết quả

Sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận; kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Bước 4: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới công ty phải thực hiện thủ tục Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, cụ thể:

  • Việc công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 33 Luật Doanh nghiệp.
  • Khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp liên quan đến nội dung về ngành; nghề kinh doanh; cổ đông sáng lập; cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp nộp phí để công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
  • Phòng Đăng ký kinh doanh đăng tải nội dung đăng ký doanh nghiệp lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Dịch vụ giảm vốn điều lệ công ty hợp danh của Luật sư X

  • Tư vấn quy trình, thủ tục
  • Hỗ trợ thu thập, kê khai những văn bản cần thiết.
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ giấy tờ hợp lệ.
  • Đại diện thay mặt thực hiện thủ tục với cơ quan hành chính nhà nước.
  • Bàn giao sau khi có kết quả hợp lệ.

Với đội ngũ tư vấn và các chuyên viên tư vấn nhiều năm trong lĩnh vực doanh nghiệp; cũng như hỗ trợ khách hàng. Khi sử dụng của Luật sư X; quý khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về thủ tục pháp lý sau khi được thực hiện. Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình trong quá trình làm việc.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ giảm vốn điều lệ công ty hợp danh : 0833 102 102

Bạn đọc có thể quan tâm:

Thủ tục thành lập công ty cổ phần

Thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

Thủ tục thành lập công ty hữu hạn 2 thành viên trở lên

Câu hỏi liên quan

Tổ chức có được làm thành viên hợp danh không?

Luật doanh nghiệp quy định: Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

Công ty hợp danh được phát hành trái phiếu không?

Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Do đó Công ty hợp danh không được phát hành trái phiếu.

Thành viên hợp danh được thành lập doanh nghiệp tư nhân không?

Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Công ty hợp danh có giới hạn số lượng thành viên hợp danh không?

Công ty hợp danh phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Trả lời