Hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh chi nhánh năm 2022

31/08/2022
Hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh chi nhánh năm 2022
871
Views

Trong quá trình hoạt động, công ty phải luôn đảm bảo tuân thủ các quy định theo loại hình công ty, ngành nghề kinh doanh. Việc đăng ký kinh doanh là việc bắt buộc theo quy định pháp luật… Để giải đáp cho bạn đọc mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, Luật sư 247 mời bạn đoạc tham khảo bài viết “hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh chi nhánh năm 2022”.

Chi nhánh có giấy đăng ký kinh doanh không?

Theo Điều 84 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân:

“Điều 84. Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân

  1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
  2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
  3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.
  4. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.
  5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền.
  6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện”.

Ngoài ra, pháp luật về doanh nghiệp cũng khẳng định tại Điều 84 về các chức năng và nhiệm vụ của các chi nhánh. Như vậy, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của công ty có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của công ty, trong đó có chức năng đại lý. Ngành nghề của chi nhánh phải phù hợp với ngành nghề của công ty.

Hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh chi nhánh năm 2022
Hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh chi nhánh năm 2022

Đăng ký kinh doanh chi nhánh

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chi nhánh

Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh thành lập chi nhánh công ty TNHH một thành viên

Thông báo lập chi nhánh (do người đại diện theo pháp luật ký) (mẫu quy định);

Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh của chủ sở hữu (do Chủ tịch hội đồng thành viên ký) (mẫu tham khảo);

Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh (mẫu tham khảo);

Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc của cá nhân khác nếu chi nhánh hoạt động ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề Danh sách một số ngành nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề;

Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đứng đầu chi nhánh:

  • Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
  • Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;

Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh thành lập chi nhánh công ty cổ phần

Thông báo lập chi nhánh (do đại diện pháp luật của doanh nghiệp ký) (mẫu quy định);

Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh của Hội đồng quản trị (do Chủ tịch hội đồng quản trị ký) (mẫu tham khảo);

Biên bản họp về việc lập chi nhánh, của Hội đồng quản trị (có chữ ký tất cả thành viên hội đồng quản trị) (mẫu tham khảo);

Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh (mẫu tham khảo);

Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đứng đầu chi nhánh,văn phòng đại diện:

  • Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
  • Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;

Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc của cá nhân khác nếu chi nhánh hoạt động ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề Danh sách một số ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề;

Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh thành lập chi nhánh của doanh nghiệp tư nhân

Thông báo lập chi nhánh(do chủ doanh nghiệp ký);

Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;

Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đứng đầu chi nhánh: 

  • Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
  • Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;

Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc của cá nhân khác nếu chi nhánh hoạt động ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề Danh sách một số ngành nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề;

Bản sao y công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh thành lập chi nhánh công ty TNHH hai thành viên

Thông báo lập chi nhánh (do người đại diện theo pháp luật ký) (mẫu quy định);

Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh của Hội đồng thành viên đối (do Chủ tịch hội đồng thành viên ký) (mẫu tham khảo);

Biên bản họp về việc lập chi nhánh của Hội đồng thành viên (có chữ ký của các thành viên dự họp);

Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh (mẫu tham khảo);

Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đứng đầu chi nhánh:

  • Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
  • Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;

Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc của cá nhân khác nếu chi nhánh hoạt động ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề Danh sách một số ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề;

Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh chi nhánh

Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Khi thực hiện điều chỉnh giấy phép kinh doanh chi nhánh, bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như trên và nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở của chi nhánh.

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Trường hợp chuyển trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đã đăng ký:

Doanh nghiệp gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện.
Trường hợp chuyển trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đã đăng ký:

Doanh nghiệp gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện dự định chuyển đến.
Thời hạn xử lý: Ngay khi nhận được hồ sơ của chi nhánh, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp biên nhận cho người nộp hồ sơ trong đó liệt kê thành phần tài liệu đã nhận và hẹn ngày trả kết quả.

Trả kết quả

Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày đã tiến hành nộp hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ thành phần hồ sơ và sẽ phản hồi lại cho doanh nghiệp.

Trường hợp chuyển trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đã đăng ký:

Khi nhận được Thông báo của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thay đổi thông tin đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Trường hợp chuyển trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đã đăng ký:

Khi nhận được Thông báo của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện dự định chuyển đến trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện cho doanh nghiệp và gửi thông tin đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi trước đây chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở.
Trong trường hợp hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh chi nhánh không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi phản hồi về hồ sơ và yêu cầu sửa đổi bổ sung giấy tờ tài liệu cho đúng với quy định của pháp luật.

Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty

Tiếp nhận thông tin và tư vấn về các quy định liên quan đến việc thành lập chi nhánh doanh nghiệp. Soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh công ty dựa trên các thông tin đã thống nhất theo yêu cầu khách hàng.

Công chứng các giấy tờ cần thiết để thực hiện thủ tục. Khách hàng được miễn phí công chứng, chứng thực tài liệu và chỉ cần cung cấp bản photocopy (hoặc bản scan) tài liệu theo yêu cầu của chúng tôi.

Đại diện cho khách hàng thực hiện mọi thủ tục thành lập chi nhánh công ty với cơ quan nhà nước có liên quan, từ việc nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh công ty.

Giao tài liệu, hồ sơ đến tận tay khách hàng một cách nhanh nhất.

Giấy tờ Luật sư 247 soạn thảo, chuẩn bị bao gồm những giấy tờ nào?

  • Thông báo thành lập chi nhánh công ty.
  • Biên bản họp của công ty về việc thành lập chi nhánh công ty.
  • Quyết định của công ty về việc thành lập chi nhánh công ty.
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.
  • Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh.
  • Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh chi nhánh năm 2022“. Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web:  Lsxlawfirm. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy, giấy phép an ninh, trật tư; giấy phép môi trường…Nếu quý khách có nhu cầu mua bán doanh nghiệp; đừng e ngại mà hãy liên hệ ngay với Luật sư 247 để được phục vụ tốt nhất: 0833102102. Hoặc liên hệ qua:

Câu hỏi thường gặp

Để thành lập chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý thì cần phải chuẩn bị những hồ sơ nào?

Tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 144/2017/NĐ-CP có quy định về thủ tục thành lập Chi nhánh như sau:
1. Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập Chi nhánh của Trung tâm. Hồ sơ gồm có:
a) Tờ trình về việc thành lập Chi nhánh, trong đó nêu rõ việc đáp ứng các điều kiện thành lập Chi nhánh;
b) Dự thảo Quyết định thành lập Chi nhánh;
c) Ý kiến bằng văn bản của Sở Nội vụ về việc thành lập Chi nhánh.
Căn cứ theo quy định hiện hành, để có thể thành lập chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý thì cần phải đáp ứng các hồ sơ được quy định như trên.

Ai có thẩm quyền quyết định giải thể chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý?

Tại Điều 8 Nghị định 144/2017/NĐ-CP có quy định về thủ tục giải thể chi nhánh như sau:
Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc giải thể Chi nhánh. Hồ sơ giải thể Chi nhánh bao gồm: Tờ trình về việc giải thể Chi nhánh và dự thảo Quyết định giải thể Chi nhánh.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định giải thể Chi nhánh.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải thể Chi nhánh, Giám đốc Trung tâm miễn nhiệm Trưởng Chi nhánh.
Việc giải thể Chi nhánh phải được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương với các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở, số điện thoại của Chi nhánh;
b) Ngày ra quyết định giải thể;
c) Ngày chấm dứt hoạt động của Chi nhánh.
Căn cứ theo quy định hiện hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc giải thể Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý.

Công ty chứng khoán nước ngoài được thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ Khoản 1 Điều 76 Luật Chứng khoán 2019 quy định công ty chứng khoán nước ngoài được thành lập chi nhánh tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
Đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này và chưa thành lập, tham gia góp vốn vào công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam do công ty chứng khoán nước ngoài sở hữu trên 49% vốn điều lệ;
Cụ thể Khoản 2 Điều 77 như sau: Tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp để sở hữu 100% vốn điều lệ của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Được cấp phép và có thời gian hoạt động liên tục trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm trong thời hạn 02 năm liền trước năm tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp;
Cơ quan cấp phép của nước nguyên xứ và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ký kết thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương về trao đổi thông tin, hợp tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
Hoạt động kinh doanh có lãi trong 02 năm liền trước năm tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp và báo cáo tài chính năm gần nhất phải được kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần.
Vốn cấp cho chi nhánh tại Việt Nam đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.