Thủ tục làm đăng ký kinh doanh nhanh chóng và chính xác 2022

23/07/2022
Thủ tục làm đăng ký kinh doanh nhanh chóng và chính xác 2022
375
Views

Khi doanh nghiệp của bạn muốn có thể hoạt động kinh doanh, cần đầu tiên phải làm là đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn đang lúng túng trong các thủ tục làm đăng ký kinh doanh. Đừng lo lắng, Luật sư 247 sẽ hướng dẫn Thủ tục làm đăng ký kinh doanh nhanh chóng và chính xác để giúp các doanh nghiệp dễ dàng hoàn thành thủ tục hơn. Hy vọng giúp ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

Đăng ký kinh doanh là gì?

Luật doanh nghiệp 2014 quy định đăng ký kinh doanh là Sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của chủ thể kinh doanh.

Đến Luật doanh nghiệp năm 2020, khái niệm đăng ký kinh doanh đã bị hủy bỏ. Tuy nhiên, có thể tham khảo khái niệm đăng ký doanh nghiệp tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Theo đó, Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đăng ký kinh doanh còn mở rộng ra với hình thức đăng ký hộ kinh doanh, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã.

Thủ tục làm đăng ký kinh doanh như thế nào?
Thủ tục làm đăng ký kinh doanh như thế nào?

Một số lưu ý trước khi tiến hành thủ tục làm đăng ký kinh doanh

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Hiện nay Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm: công ty cổ phần, công ty TNHH (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên), công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

Tùy vào điều kiện công ty, chủ thể thành lập, vốn điều lệ… mà cá nhân/ tổ chức lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp. Ngoài ra, cá nhân hoặc hộ gia đình có thể lựa chọn hình thức hộ kinh doanh để đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. 

Phân biệt giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh

Khái niệm giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Theo quy định tại Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020: “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký thành lập doanh nghiệp“. Là giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước, xác lập một tổ chức kinh doanh hay pháp nhân và được bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp.

Khái niệm giấy phép kinh doanh:

Giấy phép kinh doanh là giấy phép được cấp cho tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo từng lĩnh vực, loại hình cụ thể; thông thường được cấp sau giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

Hiện nay, việc đăng ký kinh doanh khá đơn giản; tuy nhiên thủ tục sẽ phức tạp hơn đối với những ngành nghề nhạy cảm hoặc có thể ảnh hưởng đến trật tự xã hội, an ninh quốc gia. Vì vậy, để quản lý nhà nước hiệu quả thì doanh nghiệp cần xin giấy phép kinh doanh sau khi đã đăng ký kinh doanh đối với các ngành nghề có điều kiện:

  • Bước 1: Tiến hành thành lập công ty hoặc đăng ký hộ kinh doanh cá thể theo pháp luật của Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Bước 2: Tiến hành xin giấy phép kinh doanh đối với ngành nghề có điều kiện.

Điều kiện về chủ thể

Căn cứ Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp:

“1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”.

Theo đó, tổ chức hay cá nhân là người đã thành niên từ 18 tuổi trở lên thì có đủ điều kiện để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trừ những trường hợp bị cấm tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020).

Thủ tục làm đăng ký kinh doanh theo quy định
Thủ tục làm đăng ký kinh doanh theo quy định

Thủ tục làm đăng ký kinh doanh như sau

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ với những giấy tờ cơ bản sau:

Đối với đăng ký hộ kinh doanh cá thể

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Đối với đăng ký hợp tác xã

  • Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  • Điều lệ;
  • Phương án sản xuất, kinh doanh;
  • Danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên; danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;
  • Nghị quyết hội nghị thành lập.

Đối với đăng ký doanh nghiệp tư nhân

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Đối với đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

+ Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Đối với đăng ký công ty cổ phần

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

+ Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Hướng dẫn thủ tục làm đăng ký kinh doanh
Hướng dẫn thủ tục làm đăng ký kinh doanh

Đối với đăng ký công ty hợp danh

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Bước 3: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

  • Đối với các loại hình doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân thì nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.
  • Đối với hộ kinh doanh cá thể thì nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện
  • Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thì nộp hồ sơ tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.

Bước 4: Nhận kết quả

Tùy theo tính hợp lệ của hồ sơ mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ giải quyết hồ sơ cụ thể. Thường thì từ 03-05 ngày nếu hồ sơ không cần sửa đổi bổ sung thêm.

Sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh, hoàn tất các thủ tục sau:

  • Tiến hành khắc dấu và nộp thông báo sử dụng mẫu dấu lên sở Kế Hoạch và Đầu Tư;
  • Tiến hành khai thuế ban đầu ở chi cục thuế quận, huyện nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp;
  • Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp;
  • Đăng ký sử dụng và kích hoạt token chữ ký số điện tử;
  • Kích hoạt nộp thuế điện tử và nộp thuế môn bài theo quy định;
  • Treo bảng hiệu tại trụ sở công ty;
  • Tiến hành xin đặt in hóa đơn ở chi cục thuế quận, huyện sau khi được chấp thuận bạn tiến hành đặt in hóa đơn GTGT cho doanh nghiệp.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thủ tục làm đăng ký kinh doanh nhanh chóng và chính xác 2022″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: điều kiện Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận độc thân, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Hợp thức hóa lãnh sự trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tín, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký kinh doanh dành cho những đối tượng nào?

Đăng ký kinh doanh được dành cho các đối tượng được phép thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hợp tác xã căn cứ theo quy định pháp luật.

Đăng ký kinh doanh có cần hộ khẩu thường trú hay không?

Việc thành lập công ty không căn cứ vào hộ khẩu thường trú của người thành lập mà người khởi nghiệp có thể thành lập công ty hoặc hộ cá thể ở bất cứ tỉnh nào khi có nhu cầu kinh doanh tại tỉnh đó.

Đăng ký kinh doanh dùng hộ chiếu được không?

Theo quy định pháp luật, Giấy tờ pháp lý của cá nhân khi đăng ký doanh nghiệp gồm: Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.